Thứ bảy, 22/06/2024 | 17:31
RSS

Áp dụng ngay giải pháp ngăn ngừa cục máu đông, giảm nguy cơ đột quỵ

Chủ nhật, 12/05/2024, 05:48 (GMT+7)

Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não với tỷ lệ khoảng 80%. Do đó, để phòng tránh đột quỵ, cần biết cách ngăn ngừa cục máu đông hình thành.

Tìm hiểu cách ngăn ngừa cục máu đông

MỤC LỤC:
Cục máu đông là gì?
Cục máu đông – nguyên nhân gây đột quỵ
Các cách ngăn ngừa, phòng tránh cục máu đông

Cục máu đông là gì?

Cục máu đông còn được gọi là huyết khối, là một khối đặc của máu tạo thành trong mạch máu. Khi máu đông, các yếu tố đông máu bao gồm các tiểu cầu và các protein đông máu kết hợp với nhau để tạo thành một cục đặc.

Chức năng chính của quá trình đông máu là ngăn chặn mất máu khi có tổn thương. Tuy nhiên, khi quá trình đông máu diễn ra không đúng cách - cục máu đông có thể hình thành ở nơi không cần thiết trong mạch máu - gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hoặc cản trở luồng máu đến các cơ quan chính.

Cục máu đông còn được gọi là huyết khối hình thành trong các mạch máu

Cục máu đông – nguyên nhân gây đột quỵ

Cục máu đông không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ, nhưng nó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đột quỵ.

Các cục máu đông thường hình thành ở những khu vực nơi có tổn thương mạch máu, như trong những khu vực mà các tế bào động mạch bị tổn thương, viêm nhiễm. Điều này có thể xảy ra ở những người có các yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá, người cao tuổi…

Ngoài ra, cục máu đông cũng có thể được hình thành từ một tình trạng được gọi là rối loạn đông máu, trong đó hệ thống đông máu của cơ thể không hoạt động bình thường, dẫn đến hình thành cục máu đông dễ dàng hơn.

Khi một cục máu đông tạo thành trong mạch máu của não, nó có thể tắc nghẽn mạch máu và cản trở luồng máu tới một phần của não. Điều này dẫn đến thiếu máu và oxy trong phần não mà mạch máu đó cung cấp. Phần não không nhận được oxy và dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động sẽ bắt đầu chết đi, dẫn đến một loạt các biểu hiện của đột quỵ.

Đột quỵ do cục máu đông là một trong hai loại chính của đột quỵ, loại còn lại là đột quỵ xuất phát từ chảy máu não (xuất huyết não). Do đó, cần sớm phát hiện và ngăn ngừa cục máu đông để ngăn chặn đột quỵ.

Cục máu đông là nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ

Các cách ngăn ngừa, phòng tránh cục máu đông

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây cục máu đông và đột quỵ.

Do đó, cần kiểm soát huyết áp ở mức an toàn bằng cách: duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động, giảm cân (nếu cần) và sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Kiểm soát đường huyết

Người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông. Do đó, người bệnh tiểu đường cần kiểm soát đường huyết cẩn thận, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, có chế độ ăn uống lành mạnh và vận động đều đặn hàng ngày.

Thay đổi lối sống

Các biện pháp thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá và cai rượu cũng giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và các vấn đề liên quan đến huyết khối.

Uống đủ nước

Uống đủ nước là cách ngăn ngừa cục máu đông đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được, bởi uống đủ nước sẽ giúp giảm độ nhớt của máu.

Một quy tắc thường được đề xuất là nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 2 lít. Tuy nhiên, nếu bạn ăn canh, súp và các loại hoa quả nhiều nước thì có thể giảm bớt lượng nước lọc.

Hạn chế ngồi một chỗ quá lâu

Ngồi một chỗ quá lâu làm giảm khả năng lưu thông máu đi khắp cơ thể, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu bạn phải ngồi lâu do tính chất công việc, hãy thay đổi tư thế thường xuyên, thỉnh thoảng đứng lên đi lại để tăng cường lưu thông máu.

Vận động nhiều hơn

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu, giảm nguy cơ nghẽn mạch và cục máu đông.

Bạn có thể tập bất kỳ bộ môn nào mà mình yêu thích, kể cả là đi bộ nhẹ nhàng. Tốt nhất nên duy trì tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần.

Điều trị các bệnh lý liên quan

Nếu bạn mắc bất kỳ căn bệnh nào như huyết áp cao, tiểu đường, hãy đi khám để được điều trị, kiểm soát nguy cơ biến chứng sức khỏe.

Sử dụng thuốc đông máu khi được chỉ định

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc đông máu như aspirin hoặc các loại thuốc đông máu khác để giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.

Việc sử dụng loại thuốc này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh và chỉ định của bác sĩ điều trị.

Tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể để ngăn ngừa cục máu đông

Dùng thuốc hoạt huyết Đông y

Đông y có bài thuốc bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Bài thuốc này là sự tổng hòa của các dược liệu tốt cho việc lưu thông khí huyết như Đương quy, Ích mẫu, Ngưu tất, Thục địa, Xích thược, Xuyên khung…

Tăng cường lưu thông máu đi khắp cơ thể sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ tắc nghẽn máu. Do đó, sẽ giúp ngăn ngừa và hạn chế hình thành cục máu đông do huyết ứ, xơ vữa động mạch, nghẽn mạch.

Bài thuốc này thường được dùng trong các trường hợp huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng tuần hoàn ngoại vi thể huyết ứ… Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Hoạt Huyết Đông y dạng viên nén (ví dụ Hoạt Huyết Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

 

Vân An
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại