Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:40
RSS

Huỷ niêm yết HAG “không đem lại lơi ích gì cho nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường”

Thứ hai, 14/02/2022, 10:11 (GMT+7)

Các cổ đông tại HAGL là những cổ đông mới, họ căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm 2021 để đầu tư, và đây là những người bỏ tiền ra đầu tư cổ phiếu HAG vị họ tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của HAGL ở hiện tại và triển vọng tương lai chứ không căn cứ vào thông tin tài chính trong quá khứ.

Sau khi “buông” HAGL Agrico, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức đã gọn ghẽ hơn rất nhiều, tập đoàn của ông bầu phố núi vì thế đã có những bước phát triển vượt bậc. Cổ đông cũng tin tưởng và đặt nhiều kỳ vào vào kế hoạch, nhiều tham vọng cuả ban lãnh đạo Tập đoàn này trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm Nhâm Dần 2022, cổ đông HAGL đứng ngồi không yên trước nguy cơ cổ phiếu HAG bị huỷ niêm yết bắt buộc theo Nghị định 155 do Chính phủ. Nguyên nhân của tình trạng này bởi HAGL làm ăn thua lỗ trong 3 năm liên tục.

Huỷ niêm yết HAG không đem lại lơi ích gì cho nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường

Hoàng Anh Gia Lai đứng trước nguy cơ cổ phiếu HAG bị huỷ niêm yết. Ảnh: Dân Trí

Nhưng cần phải đặc biệt chú ý, do phải điều chỉnh hồi tố số liệu BCTC nên lợi nhuận sau thuế của HAGL các năm 2017, 2018 và 2019 đều là số âm. Riêng năm 2021, Công ty HAGL đã có lãi trở lại.

Đại diện HAGL cho biết, thực tế Công ty chỉ lỗ 3 năm trước đó là 2017-2019, từ 2020 đến nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ, bứt phá trong kinh doanh năm 2021 đã có lãi. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 26/11/2021, cổ đông HAGL cũng thống nhất cao, ký vào biên bản cuộc họp kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và HoSE xem xét chấp thuận duy trì việc niêm yết cổ phiếu HAG trên HoSE.

Như vậy, lỗ liên tiếp 3 năm nhưng là giai đoạn trước đó 2017-2019, HAGL đã có lãi trong năm 2021 và sự đồng tình từ cổ đông

Từ tâm huyết và đồng thuận của cổ đông, HAGL đã gửi văn bản lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và HoSE, kiến nghị không hủy niêm yết cổ phiếu HAG trên HoSE.

Việc không huỷ niêm yết cổ phiếu HAG, theo HAGL là bởi tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đang phát triển theo đúng lộ trình và có triển vọng phát triển rất tốt. HAGL cũng đã thanh toán phần lớn khoản nợ vay và trái phiếu tồn đọng, xử lý phần lớn khoản đầu tư không hiệu quả như thanh lý các công ty con thuộc ngành nông nghiệp, thủy điện và khoáng sản... Ngoài ra, các chỉ tiêu tài chính dần cải thiện, hệ số thanh toán hiện hành đã lớn hơn 1 (có khả năng tài chính để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn).

Trong năm 2022, HAGL đặt mục tiêu lãi hơn 1.000 tỷ đồng. Công ty cũng đề ra mục tiêu trả hết nợ ngân hàng, cân đối tài chính và chấp nhận những phương án kinh doanh hiệu quả nếu có thể giúp xoá sạch lỗ luỹ kế trong vài năm tới.

Trước nguy cơ cổ phiếu HAG bị huỷ niêm yết, nhiều nhà đầu tư, cổ đông, chuyên gia kinh tế đã bày tỏ sự chia sẻ và đồng cảm với HAGL của ông Đoàn Nguyên Đức. Sự ủng hộ này, xuất phát bởi thực tế HAGL đang có rất nhiều điểm sáng, và tình hình kinh doanh năm 2021 đã có lãi trở lại. HĐQT và ban lãnh đạo HAGL đã đưa ra lộ trình kinh doanh khoa học cho giai đoạn tiếp theo, trọng tâm là phát triển chăn nuôi heo và tiếp tục trồng cây ăn trái.

Khoản 1, Điều 120 của Nghị định 155 về việc huỷ niêm yết bắt buột, quy định: Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Nhưng tính đến cuối năm 2021, HAGL đã có lãi trở lại, điều này giúp vốn chủ HAGL vẫn cao hơn số lỗ luỹ kế với 4.667 tỷ đồng. Tại Đại hội cổ đông vừa qua, HAGL cũng đưa ra mục tiêu sẽ xoá sạch lỗ luỹ kế vào năm 2023.

Một cán bộ của Công ty chứng khoán VPPS phân tích, nếu việc huỷ niêm yết xảy ra vào tháng 4/2021 thì chấp nhận được. Trong khi đó, giai đoạn 2017-2019 các cổ đông cũ cũng đã không còn gắn bó với HAGL. Hiện nay, các cổ đông tại HAGL là những cổ đông mới, họ căn cứ vào kết quả kinh doanh của năm 2021 để đầu tư, và đây là những người bỏ tiền ra đầu tư cổ phiếu HAG vị họ tin tưởng vào kế hoạch kinh doanh của HAGL ở hiện tại và triển vọng tương lai chứ không căn cứ vào thông tin tài chính trong quá khứ.

“Đầu tư chứng khoán là sự kỳ vọng phát triển trong tương lại và các nhà đầu tư đã kỳ vọng và đặt niềm tin đúng vào ban điều hành của HAGL. Khi việc tái cơ cấu của HAGL đã đạt kết quả tốt, bằng chứng là năm 2021 Tập đoàn này đã bắt đầu có lãi thì việc hồi tố hủy niêm yết HAG sẽ không đem lại lơi ích gì cho nhà đầu tư và sự minh bạch của thị trường”, chuyên gia VPPS phân tích.

Theo Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư của Chứng khoán Tân Việt Lê Ngọc Nam, về cơ bản HAGL đã có những bước cải tiến tốt trong thời gian qua, nếu nhìn vào sự tiến triển nhất định trong hai quý trở lại đây thì nhà đầu tư có niềm tin vào sự đi lên của doanh nghiệp. Bởi vậy, trong bối cảnh khó khăn chưa từng có như hiện nay khi nền kinh tế đang lao đao vì dịch Covid – 19, có thể cho phép HAGL áp dụng điều kiện thử thách là nếu kết quả kinh doanh bán niên và cả năm 2022 không có lãi thì hãy xem xét hủy niêm yết. Điều này sẽ giúp bảo vệ lợi ích cổ đông và tránh được xáo trộn lớn trên thị trường.

Theo Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam Đỗ Bảo Ngọc, giả sử cổ phiếu HAG bị hủy niêm yết, các cổ đông của sẽ đối mặt với tình trạng mất thanh khoản khi giao dịch dẫn đến tình trạng có rất nhiều nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu HAG trước khi mã này chính thức bị hủy niêm yết, làm cho cổ phiếu HAG trên thị trường chứng khoán bị giảm giá, đẩy các nhà đầu tư vào thua lỗ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của các cổ đông. Do vậy, vậy, câu hỏi đặt ra là nếu quyết tâm “hạ gục” HAGL bằng việc huỷ niêm yết cổ phiếu HAG thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đang bảo vệ nhà đầu tư, cổ đông hay bảo vệ ai?

Minh Hạnh
Theo Đời sống & pháp luật