Thứ năm, 02/05/2024 | 20:32
RSS

Hướng dẫn cách pha trà gừng giúp thư thái vào mỗi buổi sáng

Thứ năm, 04/01/2024, 12:11 (GMT+7)

Cách pha trà gừng giúp thư thái vào mỗi buổi sáng để đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe, trà gừng còn có những công dụng tuyệt vời khác và làm sao để pha trà đạt hiệu quả tốt nhất.

1. Tác dụng của trà gừng

Trà gừng giúp tăng cường hệ miễn dịch

Trong trà gừng có chứa gingerol, zingerone, shogaol và paradol tạo nên những tác dụng tuyệt vời của gừng như giảm viêm hiệu quả, giúp bạn giảm khả năng bị lây nhiều loại bệnh truyền nhiễm tăng cường khả năng miễn dịch và giảm stress. Trà gừng còn giúp cải thiện khả năng tập trung và một số chức năng não ở người trung niên sau 2 tháng liên tục uống chiết xuất gừng. Vì thế uống trà gừng góp phần tăng cường chức năng não, cải thiện những bệnh về não ở người lớn tuổi.

Hơi nước từ trà gừng cũng có thể giảm nghẹt mũi và các vấn đề hô hấp khác do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng môi trường.

Trà làm giảm buồn nôn

Gừng có tác dụng giảm giảm buồn nôn ói ở phụ nữ đang mang thai hoặc những người uống nhiều rượu bia, hay do say tàu xe thì một tách trà gừng có thể giảm cảm giác buồn nôn mang lại, giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Trà gừng giúp giảm đau hiệu quả

Ngoài tăng cường hệ miễn dịch, trà gừng còn làm giảm đáng kể chứng đau đầu gối do viêm khớp, giảm đau cơ bắp do hoạt động thể thao Rất nhiều người trong số những bệnh nhân được cho uống chiết xuất gừng cảm thấy đầu gối ít đau hơn rất nhiều sau 6 tuần.

Tốt cho tim mạch, cải thiện các bệnh đường ruột

Một nghiên cứu cho rằng thói quen uống trà gừng có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tim mạch và cải thiện hoạt động của dạ dày như: hạ huyết áp, giảm cholesterol có hại, giảm chứng ợ nóng, ngăn ngừa máu đông và cải thiện lưu thông máu, ngăn ngừa các cơn đau tim, cải thiện các chứng khó tiêu và rối loạn tiêu hoá.

Giúp kiểm soát cân nặng và giảm cân

Một tách trà gừng giúp tăng cường quá trình phân huỷ mỡ, giảm hấp thụ mỡ và giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra gừng còn giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm A1C, insulin và triglyceride ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Giảm bị chuột rút và những khó chịu khi tới kỳ kinh nguyệt

Gừng có không những có khả năng làm giảm bớt sự khó chịu của hiện tượng chuột rút, buồn nôn hay khó chịu trong kỳ kinh nguyệt mà còn có tác dụng chống ung thư buồng trứng.

2. Cách pha trà gừng đơn giản và hiệu quả

2.1. Trà gừng

Nguyên liệu: Nước sôi, gừng

Cách pha: Đun một cốc nước sôi, thêm 4-6 lát gừng mỏng và tiếp tục đun sôi trong 10 phút.

Cách dùng: Nên thưởng thức trà gừng khi còn nóng, uống chậm và thư thái vào mỗi buổi sáng hoặc vào buổi tối để đạt được hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe

2.2 Trà gừng quế

Nguyên liệu: Gừng, Thanh quế, đường nâu, nước lọc, đường trắng

Cách pha: Gừng và thanh quế mua về cạo vỏ, rửa sạch với nước. Riêng gừng cắt lát mỏng.

Chuẩn bị 1 cái nồi với 500ml nước lọc và phần gừng cắt mỏng. Bắc 1 cái nồi khác lên bếp với 500ml nước lọc rồi cho thanh quế vào.

Đun cả 2 nồi trên bếp với lửa lớn trong khoảng 40 phút rồi tắt bếp. Dùng rây lọc lấy phần nước và vớt bỏ xác gừng và quế.

Sau đó bạn cho nước gừng và nước quế vào cùng 1 nồi, đảo đều.

Cho vào nồi nước 200gr đường nâu và 100gr đường trắng rồi bắc lên bếp đảo đều trong 10 phút với lửa vừa. Thử lại độ ngọt cho hợp khẩu vị rồi tắt bếp

Thành phẩm: Ly trà gừng quế nóng hổi với làn khói nghi ngút hấp dẫn. Mùi thơm của quế và gừng kế hợp hài hòa, uống vào có vị ngọt thanh mà không bị gắt.

Hướng dẫn cách pha trà gừng giúp thư thái vào mỗi buổi sáng

2.2 Trà gừng cam tươi

Nguyên liệu: Gừng, Cam, Lá trà, Đường, nước lọc

Cách pha: Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt sợi mỏng, Cam cắt miếng nhỏ và vắt lấy phần nước cốt.

Bắc nồi lên bếp với 2 chén nước lọc đun trên lửa lớn. Khi nước sôi thì cho vào 1/4 muỗng cà phê lá trà, đảo đều trong 30 giây. Cho vào ly: 1 muỗng cà phê đường, nước cốt cam, 1 muỗng cà phê gừng cắt sợi, phần nước trà vừa nấu và khuấy đều đến khi đường tan hoàn toàn là thưởng thức được rồi.

Cách dùng: Ly trà gừng cam tươi nóng hổi có màu vàng cam đẹp mắt và mùi thơm đặc trưng lan tỏa. Trà có vị chua ngọt dịu nhẹ, hơi the vị gừng đặc biệt vô cùng

2.3 Trà gừng táo

Nguyên liệu: Gừng, Táo, Lá Trà, Mật ong, Nước lọc

Cách làm: Táo và gừng mua về gọt vỏ, rửa sạch rồi để ráo. Táo cắt lát mỏng, gừng cắt thành miếng nhỏ.

Cho vào nồi 500ml nước lọc rồi bắc lên bếp đun với lửa lớn. Khi nước sôi thì cho táo vào, đun khoảng 3 - 5 phút. Sau đó cho 2 muỗng cà phê lá trà vào nồi, đảo đều, đun khoảng 2 - 3 phút thêm vào 20ml mật ong, đảo đều khoảng 1 phút. Cuối cùng cho gừng cắt nhỏ vào và đun thêm khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Thành phẩm: trà gừng táo nóng thơm hấp dẫn với màu vàng tươi đẹp mắt. Nước trà có vị ngọt thanh từ mật ong và táo hòa quyện với vị cay nhẹ của gừng làm bắt vị cực kỳ.

Hướng dẫn cách pha trà gừng giúp thư thái vào mỗi buổi sáng

2.4 Trà gừng sả

Nguyên liệu: Gừng, Sả, đường, nước lọc

Cách làm: Sả sau khi mua về bạn bóc bỏ lớp vỏ ngoài, đem đi rửa sạch để loại bỏ các chất dơ sau đó cắt thành từng khúc có chiều dài khoảng 1 ngón tay rồi đập dập. Gừng bạn dùng dao gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng sợi nhỏ.

Bắc nồi lên bếp sau đó cho 500ml nước lọc cùng với sả đã đập dập và gừng đã cắt sợi vào, nấu trên lửa vừa khoảng 10 - 15 phút đến khi nước chuyển sang màu vàng nhạt thì bạn tắt bếp.

Sau cùng, dùng rây lọc vớt bỏ xác gừng và sả đi để lấy được hỗn hợp nước gừng, sả thơm ngon.

Nấu sôi 500ml nước lọc bằng nồi trong khoảng 3 - 5 phút trên lửa vừa sau đó cho nước sôi vào tô rồi mới cho trà túi lọc vào.

Ngâm trong khoảng 5 - 10 phút, cho trà ngấm từ từ đến khi nước có màu vàng đậm thì vớt bỏ túi trà đi.

Thảo Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại