Câu chuyện tình ái với cha và con
Dương Quý Phi tên thật là Dương Nguyệt Nhi, sau này đổi là Dương Ngọc Hoàn, sinh ngày 1/6/719, mất năm 756, tại Thục Quận (nay là Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên), nguyên quán Bồ Châu (nay là ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây).
Tương truyền, khi Dương Ngọc Hoàn mới sinh ra, trên cánh tay đã đeo sẵn một chiếc vòng bằng ngọc, vì vậy, cha của bà mới lấy hai chữ Ngọc Hoàn (vòng ngọc) để đặt tên cho cô con gái của mình.
Nói về sắc đẹp, Dương Ngọc Hoàn được xếp trong hàng “Tứ đại Mỹ nhân” của nước Trung Hoa cổ. Nếu Tây Thi có nét đẹp khiến cá phải lặn (trầm ngư), Vương Chiêu Quân khiến chim sa (lạc nhạn), Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải núp vào mây (bế nguyệt), thì Dương Ngọc Hoàn mỗi khi ngắm hoa, hoa đều rũ héo vì hổ thẹn (tu hoa).
Được sự chọn lựa của Võ Huệ Phi (phi tần của Đường Minh Hoàng), ở tuổi 17, Ngọc Hoàn được tiến cung hầu Thọ vương Lý Mạo, hoàng tử thứ 18 của nhà vua, trở thành Thọ vương phi.
Dương Quý Phi là người phụ nữ xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn, đàn ca múa hát đều say mê lòng người
họ vương Lý Mạo tính nhút nhát, thích ngắm mỹ nhân. Dương Ngọc Hoàn về hầu hạ Lý Mạo được 3 năm, nhưng chuyện chăn gối chưa bao giờ có vì Lý Mạo còn nhỏ. Khi ấy, Ngọc Hoàn lại trong độ tuổi xuân thì chẳng khác gì một bông hoa hải đường mơn mởn cành tơ.
Đường Minh Hoàng tức Đường Huyền Tông (tên thật là Lý Long Cơ) là một ông vua tài giỏi và cũng rất đa tình, lãng mạn. Sau khi sủng phi là Võ Huệ Phi mất, Huyền Tông buồn rầu, ngày nhớ đêm thương, lập đài Tập Linh để cầu siêu cúng vái cho vong hồn Huệ Phi được sớm siêu thăng.
Một hôm Cao Lực Sĩ (một hoạn quan được nhà vua tin dùng) đi qua phủ Thọ vương thấy Ngọc Hoàn là giai nhân tuyệt sắc, bèn nghĩ rằng có lẽ mỹ nhân này sẽ thay được Vũ Huệ Phi. Nhân buổi hầu vua, Cao Lực Sĩ mật tấu với Huyền Tông, truyền đưa Ngọc Hoàn vào Tập Linh đài để trông coi đèn nhang sớm hôm cầu nguyện cho Vũ Huệ Phi.
Do đó, Ngọc Hoàn phải vào cung Hoa Thanh đến đài Tập Linh làm sãi, lấy đạo hiệu là Thái Chân. Cao Lực Sĩ lại chọn con gái của Vị Chiêu để thay Ngọc Hoàn làm vợ Thọ vương. Xem như việc Ngọc Hoàn xuất gia là đã thay đổi đời người, không còn là vợ của hoàng tử Lý Mạo nữa.
Trông thấy Ngọc Hoàn, Huyền Tông mê mẩn ngay, từ đó dần quên đi Huệ Phi. Huyền Tông lập nàng làm Quý phi, từ đó người ta thường gọi nàng là Dương Quý Phi. Nhà vua lại truy phong Dương Huyền Diễn - cha của Dương Quý Phi làm Thái úy vàTề Quốc Công.
Ba người chị của Quý Phi cũng lần lượt được phong làm Hàn quốc phu nhân, Quốc quốc phu nhân và Tần quốc phu nhân. Hàng tháng, chỉ riêng khoản chi son phấn, tư trang cho mỗi phu nhân đã lên tới 30 vạn quan tiền. Anh họ Quý Phi là Dương Xuyên được phong làm Tể tướng và được đổi tên là Dương Quốc Trung.
Người ta thường nhắc đến Dương Quý Phi là “một trong tứ đại mỹ nhân” Trung Hoa
Đường Huyền Tông rất thích âm nhạc, mà Dương Quý Phi rất giỏi ca vũ nên càng được Huyền Tông yêu chiều. Nàng nổi tiếng với điệu múa Hồ hoàn vũ, là điệu múa xuất phát từ người Hồ. Truyền thuyết kể, bản nhạc nổi tiếng “Nghê Thường Vũ Y Khúc” lưu truyền đến đời sau là do Huyền Tông sáng tác, nhà vua chiêm bao thấy mình cùng múa với Quý Phi trong cung Nguyệt, sau khi tỉnh dậy, ông viết bản nhạc theo ký ức mình.
Một vài chi tiết ghi chép trong sách sử đã cho thấy Huyền Tông sủng ái Quý Phi đến mức nào. Nhà vua đã cho xây cung Hoa Thanh Trì, là nơi dành riêng cho Quý Phi tắm và cho dẫn vào bên trong cung một suối nước nóng.
Mỗi lần Quý Phi tắm xong, không vội mặc quần áo mà đứng ra bên ngoài hóng gió. Lúc đó, những người hầu biết ý đều lui xuống cả, chỉ có một mình Huyền Tông đứng lại nhìn ngắm vẻ đẹp như thần tiên của mỹ nhân họ Dương.
đẹp lại đặc biệt thích ăn quả vải của miền Nam. Để Quý Phi hàng ngày đều có thể ăn quả vải tươi, Huyền Tông bèn cử người cưỡi ngựa chạy suốt ngày đêm, vận chuyển quả vải từ miền Lĩnh Nam đến thủ đô Tràng An trong thời gian ngắn nhất.
Thời đó, nhà thơ nổi tiếng Đỗ Mục từng viết thơ châm biếm: “Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu, vô nhân tri thị lệ chi lai.” (Lính cưỡi ngựa chạy như bay, phi tử cười, nhưng không ai biết lính đi ngựa nhanh như vậy là để vận chuyển quả vải tươi đến kinh thành).
Mãi mãi là Dương Quý Phi
Câu chuyện ấy đúng như một giai thoại, Dương Ngọc Hoàn từ vợ của Thọ Vương lại trở thành người đàn bà của Đường Minh Hoàng. Chính là nàng đã trải qua hai mối tình với cả hai cha con.
Cũng chính vì nàng quá được sủng ái, được yêu chiều đến mức nhà vua quên cả Võ Huệ Phi, nên các quần thần trong triều vô cùng ấm ức, không ai chịu phục nàng. Họ còn nói xấu sau lưng hoặc ngấm ngầm đả kích Dương Quý Phi.
Từ câu chuyện tình trên người ta đã suy đoán ra vì sao bà không được làm hoàng hậu. Hơn nữa, bà cũng là người thông minh hiểu chuyện nên chưa từng nhắc đến chuyện sắc phong hoàng hậu với hoàng thượng. Vả lại, bà luôn nghĩ, làm một phi tần được sủng ái thì có khác gì ngôi vị hoàng hậu kia đâu. Cũng chính vì điều này, bà được đức vua yêu quý hơn nhiều lần.
Cũng vì sự sủng ái vô điều kiện của vua Đường Huyền Tông mà bà nhiều trọng thần bất bình, không cam lòng. Các quần thần cho rằng, chính Dương Quý Phi là nguyên nhân khiến nhà vua ham mê tửu sắc, bỏ bê việc triều chính, khiến dân tình khốn khổ.
Không chỉ nổi tiếng với sắc nước hương trời, trong cuộc đời của mình, Dương quý phi cũng để lại nhiều tiếng xấu
Sử sách có ghi lại, Đường Huyền Tông vì quá sủng Dương Quý Phi nên đã không màng tới chính sự, giao hẳn cho tể tướng Lý Lâm Phủ. Người này tính tình phóng khoáng, trục lợi, bất chính nên sau hơn 19 năm cai quản đã khiến nhân dân lầm than, kêu khóc, giết nhiều hiền lương trong triều.
Điều này chắc chắn là nguyên nhân không bao giờ Dương Quý Phi được làm hoàng hậu. Và Đường Huyền Tông cũng không dám phong bà lên làm hoàng hậu trước sóng gió của triều đình.
Vả lại, xét về gia thế và nhân cách, Dương Quý Phi không thể đảm nhận ngôi vị mâu nghi thiên hạ. Một người có gia thế bình thường, xuất thân bình thường, lại vốn là phi tần của Thọ Vương, con trai Đường Huyền Tông thì sao đứng được ở ngôi vị hoàng hậu.
Thời bấy giờ, những người phụ nữ loạn luân như bà, mãi mãi, vĩnh viễn không có đủ phẩm giá để được lên ngôi hoàng hậu. Vả lại, vì quá sủng ái bà nên vua Đường Huyền Tông đã phong cho những người thân cận của bà làm quan to trong triều.
Chỉ cần Dương Quý Phi được lên ngôi hoàng hậu, thì quyền lực nằm trong tay họ cả, và khi đó, việc làm phản không thể không bàn tới. Xét đến cùng thì dù là thân thế, gia cảnh, nhân phẩm, bà đều không đủ tiêu chuẩn để lên làm hoàng hậu.
Việc vua sủng ái bà đã khiến triều đình bao phen sóng gió, cha con bất hòa. Nếu bà được phong làm mẫu nghi thiên hạ thì đúng là, thiên hạ chỉ có đại loạn, không có ngày yên.
Thế nên, dù vô cùng được sủng ái, Dương Quý Phi vẫn chưa một lần được nhắc tới việc sắc phong hoàng hậu. Và cũng cam tâm tình nguyện vì bà hiểu, hoàn cảnh của mình.