Thứ sáu, 22/11/2024 | 10:41
RSS

Hơn 3 triệu người chết mỗi năm có liên quan gì đến thói quen ăn cơm?

Thứ ba, 25/04/2017, 13:05 (GMT+7)

Theo các chuyên gia, thói quen ăn nhiều cơm và lười vận động là nguy cơ gây ra căn bệnh khiến cho 3,2 triệu người chết mỗi năm trên thế giới.

Cứ 3 giây lại có một người mắc bệnh đái tháo đường

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đương (ĐTĐ) thế giới (IDF), cứ 24 giờ, trên thế giới lại có: 3.600 trường hợp ĐTĐ mới được chẩn đoán, 580 người bị tử vong, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người bị suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù do bệnh ĐTĐ gây nên.

Mỗi năm có 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan đến ĐTĐ, tương đương với số người tử vong vì bệnh HIV/AIDS. 

Theo GS Thái Hồng Quang – Chủ tịch hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bênh mãn tính và đang có nguy cơ bùng phát rất mạnh trong những năm gần đây không chỉ ở Việt Nam. Nguyên nhân chính được xác định là do hàm lượng đường rất cao trong cơm trắng. Nếu ăn thường xuyên và lười vận động, rất có thể gây ra tình trạng mù lòa, suy thận hoặc nhiễm trùng chân tay.

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều cơm

Thống kê từ Liên đoàn ĐTĐ cho biết cứ 24 giờ trôi quá có 3600 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ, gây ra cái chết của 580 người, 225 người bị cắt đoạn chí, 120 người suy thuận, 55 người mù. Cứ 1 năm có đến 3,2 triệu người chết liên quan tới ĐTĐ và biến chứng, tương đương số người chết vì nhiễm HIV. Tỉ lệ này đặc biệt cao tại các nước lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính như Việt Nam.

Từ lâu, gạo đã trở thành món đồ ăn bắt buộc phải có trong mỗi bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, nếu sử dụng 1 lượng gạo lớn mà không có các phương án luyện tập sẽ rất dễ gây ra tình trạng béo phì và đái tháo đường. GS Quang khuyên người sử dụng hoặc phải có kế hoạch tập luyện để đào thải lượng đường trong máu hoặc hạn chế tối thiểu việc ăn cơm trắng.

Bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều cơm

Theo PGS TS Nguyễn Khoa Diệu Vân – Trưởng Khoa Nội tiết và Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, bệnh đái tháo đường gia tăng ở nước ta chủ yếu là do lối sống, yếu tố nội tại cộng thêm thói quen lười vận động chính là nguy cơ khiến số người mắc tiểu đường ngày càng tăng.

"Người Việt mình ăn rất nhiều cơm trắng. Cơm trắng là đường gluco sinh ra nhiều chất bột đường, gây ra tình trạng thừa năng lượng. Nếu lười hoạt động không tiêu thụ hết năng lượng sẽ là nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường" - PGS.TS Diệu Vân nhấn mạnh thói quen đã diễn ra hàng ngàn năm nay của người Việt gây ra bệnh đái tháo đường. 

Quá trình gây nên bệnh đái tháo đường có liên quan đến việc mất cân đối giữa lượng năng lượng hấp thu vào cơ thể và lượng năng lượng tiêu thụ của cơ thể. Gạo trắng (4 calories/1g) lại là thực phẩm có chỉ số năng lượng cao, thậm chí cao hơn so với bánh mì Pháp (3 calories/1g). Khi ăn cơm gạo trắng nhiều, nguy cơ sẽ thừa năng lượng nhiều. Thừa nhiều năng lượng sẽ có nguy cơ bị mắc đái tháo đường nếu không chịu vận động để tiêu bớt năng lượng.

PGS Lê Bạch Mai – Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia- cho rằng, đã đến lúc chúng ta thay đổi quan niệm bữa cơm thành bữa ăn bởi thói quen ăn quá nhiều cơm trắng không tốt. Nên đa dạng thực phẩm, ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường chất xơ và tập thể dục thường xuyên để tiêu hao hết năng lượng dư thừa.

Top 10 loại quả chống ung thư hiệu quả

Bình An (T/H theo Báo Infonet)
Theo Đời sống Plus