Chủ nhật, 24/11/2024 | 13:12
RSS

Công dụng tuyệt vời của quả sung: Bệnh nhân huyết áp, tiểu đường, ung thư không biết sẽ phải hối tiếc

Thứ hai, 17/04/2017, 15:04 (GMT+7)

Quả sung có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón, hạ huyết áp, giảm cân và phòng chống ung thư nhưng không phải ai cũng biết cách dùng.

Quả sung (hay còn gọi là vô hoa quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả)...

Theo nghiên cứu hiện đại, quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali... và một số vitamin như C, B1... Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm bước đầu cho thấy, quả sung có tác dụng nhuận tràng, ngừa táo bón, hạ huyết áp, giảm cân và phòng chống ung thư

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp...

Quả sung cũng rất tốt cho sức khỏe bởi nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. 

Công dụng của quả sung 1

Quả sung cũng rất tốt cho sức khỏe 

Hạ huyết áp

Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp.

Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Ngừa loãng xương

Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu.

Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.

Tốt cho bệnh tiểu đường

Quả sung kiểm soát bệnh tiểu đường rất tốt

Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Ngăn ngừa một số loại ung thư

Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Pectin là một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng, chúng là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên nhất. Hàm lượng chất xơ cao trong sung có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn nhờ ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng cũng như ung thư ruột kết.

Theo Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn, Khoa Đông y Bệnh viện 108, nhựa của thân cây hay quả sung xanh còn được dân gian dùng để chữa mụn nhọt và sưng vú.

Cách dùng cụ thể: rửa sạch tổn thương, lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào nơi bị bệnh, sưng đỏ đến đâu thì bôi đến đó, bôi nhiều lần trong ngày. Để tránh bôi nhiều lần, có thể trộn nhựa sung với lá non, giã nát rồi đắp lên chỗ đau. Nếu mụn chưa có mủ đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi thì đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô. Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ hành với nhựa sung rồi đắp như trên, để hở miệng. Nếu sưng vú, đắp hở đầu vú.

Giảm cân

Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó.

Viêm khớp: Sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2 - 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

Mụn nhọt, lở loét: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại.

Chú ý: Cái gì ăn nhiều quá cũng sẽ trở thành không tốt. Các bạn chỉ nên ăn khoảng 10 quả sung mỗi ngày thôi nhé!

Bài thuốc từ chanh giúp trẻ hết nôn trớ

Hòa Bình (T/H)
Theo Đời sống Plus