Thứ năm, 25/04/2024 | 15:42
RSS

Hơn 10,5 triệu người nhiễm, 513.040 người tử vong do Covid-19, WHO cảnh báo điều tồi tệ

Thứ tư, 01/07/2020, 09:11 (GMT+7)

Tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 10.563.025 ca, trong đó có 513.026 người thiệt mạng.

Sự kiện:
Covid-19

Hơn 10,5 triệu người nhiễm, 513.040 người tử vong do Covid-19, WHO cảnh báo điều tồi tệ
Kiểm tra thân nhiệt cho người dân tại khu chợ ở Mexico City, Mexico, ngày 18/6/2020 trong bối cảnh dịch covid-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN

Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 1/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) trên toàn cầu là 10.563.025 ca, trong đó có 513.026 người thiệt mạng.

Các nước cũng ghi nhận 5.782.184 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca nguy kịch hiện là 57.769 và 4.265.101 ca đang điều trị tích cực.

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Mỹ (41.211 ca), Brazil (31.533) và Ấn Độ (18.256 ca); trong khi Brazil đứng đầu về số ca tử vong (với 1.209 người chết), tiếp theo là Mỹ (662 ca) và Ấn Độ (506 ca).

Trong 24 giờ qua, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 4.356 người dân ở khu vực Đông Nam Á, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 150.595 ca. Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 85.301 trường hợp.

Trong 24 giờ qua, toàn khối vẫn chỉ có hai quốc gia Indonesia và Philippines ghi nhận các ca tử vong do Covid-19. Tại Indonesia, số ca mắc mới chưa có dấu hiệu chững lại mà còn tăng so với những ngày trước, trong khi có tới 73 ca tử vong trong ngày.

Thị trưởng thành phố Surabaya, Indonesia Tri Rismaharini đã quỳ gối, bật khóc và xin lỗi các bác sỹ vì tình trạng quá tải của các các bệnh viện do số bệnh nhân nhiễm virus tăng nhanh. Thủ phủ khu vực Đông Java này đang trở thành tâm dịch Covid-19 của Indonesia.

Quan chức trên nói: “Nếu các vị chỉ đổ lỗi cho chúng tôi (chính quyền Surabaya), tôi không đồng tình. Chúng tôi thậm chí không thể bước vào bệnh viện”.

Bà Rismaharini cho hay, chính quyền của bà phải đối mặt với nhiều khó khăn để tiếp cận bệnh viện để có thể hỗ trợ, song không nêu cụ thể. Bà cũng cho biết, chính quyền địa phương đã rất nỗ lực để kiểm soát dịch Covid-19. “Xin đừng đổ lỗi cho chúng tôi nữa”, bà nói.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus cảnh báo, điều tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 vẫn chưa tới.

Quan chức này cho hay, virus corona thực tế đã tăng tốc khi mà việc phong toả đang được nới lỏng trên khắp thế giới.

Tuyên bố tại một cuộc họp báo qua mạng từ trụ sở chính của WHO tại Geneva, ông Tedros Ghebreyesus nói: “Dù một số quốc gia đã đạt được tiến bộ, song Covid-19 vẫn đang tăng tốc trên toàn cầu.

Một số quốc gia đã chứng kiến số ca nhiễm mới tăng mạnh trở lại khi họ bắt đầu tái mở cửa xã hội và nền kinh tế. Hầu hết mọi người còn hoài nghi. Virus vẫn còn nhiều chỗ để đi tới.

Điều tồi tệ nhất vẫn chưa xảy ra. Tôi xin lỗi khi phải nói như vậy, song với môi trường và những điều kiện như hiện nay, chúng tôi đang lo lắng tới điều xấu nhất”.

Kim Hảo (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất lớn với cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan khiến cảnh báo sóng thần cho hòn đảo và miền nam Nhật Bản.