Thứ sáu, 29/03/2024 | 22:47
RSS

Hỏi nhanh đáp gọn “Trẻ bị khản tiếng phải làm sao?”

Thứ năm, 17/11/2022, 17:12 (GMT+7)

Khản tiếng ở trẻ em là tình trạng phổ biến, nếu kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường. Tìm hiểu trẻ bị khản tiếng phải làm sao cho nhanh hết.

Trẻ bị khản tiếng

Khản tiếng có thể gây biến chứng nếu không được xử trí kịp thời

Nguyên nhân trẻ bị khản tiếng

Để giải đáp được câu hỏi “trẻ bị khản tiếng phải làm sao?”, trước hết cần xác định được nguyên nhân nào dẫn đến khản tiếng (hay khan tiếng, khàn tiếng).

Khản tiếng là hiện tượng giọng của người nói có sự thay đổi, trở nên rè hơn. Ở trẻ em, khản tiếng thường xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

  • La hét, hắng giọng: Khi trẻ cố gắng dùng giọng quá sức ở nơi tập trung đông người, dây thanh quản cần hoạt động với công suất lớn, chịu nhiều áp lực sẽ dẫn đến khản tiếng.
  • Mắc bệnh hô hấp: Viêm Amidan, viêm thanh quản cấp hoặc mãn tính, viêm xoang, viêm tiểu phế quản, cảm lạnh, cảm cúm đều có thể gây khản tiếng.
  • Trẻ khóc quá nhiều: Khi trẻ khóc quá nhiều, dây thanh quản chịu quá nhiều áp lực dẫn đến khàn tiếng.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Đây là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh vì hệ thống tiêu hóa vẫn chưa đạt đến mức phát triển hoàn toàn. Axit dạ dày liên tục trào lên tiếp xúc với cổ họng có thể tương tác với dây thanh quản khiến bé bị khản tiếng.
  • Bé bị kích thích, khó chịu: Việc trẻ hít phải khói bụi từ không khí ô nhiễm, khói thuốc lá cũng có thể gây kích ứng dây thanh quản non nớt, khiến trẻ bị khản tiếng.
  • Nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến khản tiếng có thể kể đến như khô miệng, uống ít nước, khản tiếng bẩm sinh, dị ứng, phù mạch…

trẻ bị khản tiếng phải làm sao

Khóc quá nhiều khiến trẻ bị khàn tiếng

Trẻ bị khản tiếng có nguy hiểm không?

Hầu hết các tổn thương trên dây thanh quản hoặc những nguyên nhân gây khàn giọng ở trẻ em đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến khàn tiếng vĩnh viễn, mức độ khàn ngày càng nặng dần, xơ teo dây thanh quản.

Vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan, tốt nhất là đưa trẻ đi thăm khám kỹ hoặc xử lý sớm tại nhà để tránh dẫn đến biến chứng, tránh nguy cơ tổn thương không phục hồi ở dây thanh quản do khàn giọng kéo dài.

Bé ho khản tiếng phải làm sao?

1. Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối có khả năng sát khuẩn, giảm kích thích cổ họng nên sẽ giúp hạn chế các tác nhân gây khản tiếng.

Pha 1/4 thìa cà phê muối với 1 cốc nước ấm hoặc sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn để súc họng 2-3 lần một ngày cho đến khi giọng nói được phục hồi. Cha mẹ nên hướng dẫn con súc họng bằng cách ngửa cổ ra sau để dung dịch nước muối tiếp xúc với vùng hầu họng tốt hơn.

2, Khuyến khích trẻ uống đủ nước

Trẻ mải vui chơi thường quên uống nước dẫn đến khô miệng, gián tiếp gây khản tiếng. Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên để hạn chế tình trạng này.

Cha mẹ cũng có thể thay thế đan xen nước lọc và nước ép trái cây để con không bị nhàm chán. Nước ép trái cây cũng bổ sung các loại vitamin tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Với các bé thường xuyên bị ho, khản tiếng tái đi tái lại, cha mẹ nên nhắc nhở con hạn chế uống nước lạnh, nước đá.

trẻ bị khản tiếng phải làm sao

Khuyến khích trẻ uống đủ nước giúp giảm khản tiếng

3. Sử dụng nước giá đỗ

Theo Đông y, giá đỗ có tính mát nên vẫn thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc. Nước cốt giá đỗ có tác dụng làm dịu cổ họng, chữa khàn tiếng khá hiệu quả.

Cha mẹ có thể dùng 100-150g giá đỗ rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước cốt. Cho bé ngậm nước giá đỗ trong miệng khoảng 1 phút sau đó nuốt. Thực hiện mỗi ngày khoảng 2-3 lần, tình trạng khàn tiếng sẽ được cải thiện rõ rệt.

trẻ bị khản tiếng phải làm sao

Nước cốt giá đỗ có tác dụng giảm khàn tiếng nhanh chóng

4. Kết hợp mật ong và chanh, quất

Vỏ chanh, quất chứa nhiều tinh dầu có tác dụng hữu hiệu trong việc tiêu đờm, trị khàn tiếng. Khi kết hợp mật ong với vỏ chanh, quất sẽ tạo ra hỗn hợp có khả năng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng nhanh chóng.

Cha mẹ cắt vỏ chanh, ngâm với mật ong khoảng 1-2 tiếng, sau đó cho bé ngậm trong miệng và từ từ nuốt nước xuống cổ họng.

Nếu dùng quất, tốt nhất cha mẹ nên hấp cách thủy với mật ong khoảng 15 phút. Hỗn hợp này có thể cho bé sử dụng trong nhiều ngày, mỗi ngày dùng 2-3 lần. Tình trạng khàn tiếng, mất tiếng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

5. Sử dụng dung dịch Xịt họng thảo dược

Khi dây thanh quản bị tổn thương, ngoài khàn tiếng, trẻ sẽ ho rất nhiều và khó chịu nên cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm Xịt họng thảo dược cho trẻ. Tiêu biểu như sản phẩm Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid.

Sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt dài, giúp đưa dung dịch đến tại chỗ vùng hầu họng, có hương cam tự nhiên, dễ chịu. Do có thành phần thảo dược nên sản phẩm dùng an toàn cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid giúp hỗ trợ làm giảm nhanh triệu chứng ngứa họng, ho, đau họng, rát họng, khản tiếng do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản; hỗ trợ làm sạch họng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp trên, phòng ngừa khả năng gây bệnh mũi họng theo thời tiết

trẻ bị khản tiếng phải làm sao

Có thể sử dụng Dung dịch Xịt họng thảo dược có hương cam dành cho trẻ em

6. Điều chỉnh hành vi của trẻ

Khi trẻ đang bị khản tiếng, cha mẹ nên dạy trẻ hạn chế la hét, nói to ở những nơi đông người, nhiều tiếng ồn. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách thể hiện cảm xúc bằng hành động, ví dụ như vỗ tay để hưởng ứng thay vì la hét.

7. Điều trị các bệnh mắc phải

Nếu trẻ bị khản tiếng là do cảm lạnh, cúm, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản… cha mẹ nên điều trị dứt điểm những bệnh này cho trẻ. Khi bệnh khỏi thì tình trạng khản tiếng và các triệu chứng khác như đau họng, sổ mũi cũng sẽ hết.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất Kid

trẻ bị khản tiếng phải làm saoNếu xịt đúng cách thường cắt ngay cơn ho trong 10 phút

Nếu không xin gọi hotline 1800.6689 để được tư vấn cách dùng chính xác

Hỗ trợ:

Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại