Thứ bảy, 23/11/2024 | 02:49
RSS

Học nhanh bí quyết kiềm dầu cho da nhờn

Thứ năm, 25/04/2024, 16:49 (GMT+7)

Da nhờn khiến bề mặt da bóng nhẫy, nhờn dính, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và các vấn đề da như sợi bã nhờn, mụn trứng cá. Cùng tìm hiểu bí quyết kiềm dầu cho da nhờn hiệu quả.

Kiềm dầu cho da nhờn như nào thì hiệu quả

MỤC LỤC:
Da như thế nào thì gọi là da nhờn?
Nguyên nhân có làn da dầu, da nhờn
Các cách kiềm dầu cho da nhờn cần thực hiện ngay

Da như thế nào thì gọi là da nhờn?

Da nhờn hay da dầu là tình trạng da tiết quá nhiều dầu, khiến bề mặt da trông bóng nhẫy, nhờn dính. Đây là một vấn đề phổ biến, đặc biệt ảnh hưởng đến độ tuổi từ 15 – 30.

Da dầu không chỉ gây cảm giác khó chịu, mà còn dễ dẫn đến các vấn đề về da như lỗ chân lông to, sợi bã nhờn, mụn đầu đen, mụn trứng cá...

Các biểu hiện phổ biến của da dầu bao gồm:

  • Bề mặt da thường bóng nhẫy, nhờn dính
  • Vùng chữ T (trán, mũi, cằm) thường tiết dầu nhiều nhất
  • Lỗ chân lông to, rõ
  • Thường xuất hiện sợi bã nhờn, mụn đầu đen
  • Da không đều màu

Da dầu thường đổ nhiều dầu ở vùng chữ T

Nguyên nhân có làn da dầu, da nhờn

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da dầu bao gồm:

  • Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, sản xuất quá nhiều dầu, khiến da trông nhờn bóng.
  • Rối loạn nội tiết tố như tăng tiết androgen, mất cân bằng estrogen... có thể gây ra tình trạng da nhiều dầu.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, tinh bột, đường có thể kích thích sản xuất dầu thừa.
  • Stress, lo âu kéo dài có thể gây ra tình trạng da dầu.
  • Sử dụng Mỹ phẩm không phù hợp, có chứa dầu, silicon, paraben... có thể khiến da tiết nhiều dầu thừa.

Các cách kiềm dầu cho da nhờn cần thực hiện ngay

Tránh xa những hiểu lầm phổ biến

Một số hiểu lầm phổ biến về da dầu bao gồm:

  • Da dầu không cần dưỡng ẩm

Nhiều người nghĩ rằng da dầu không cần dưỡng ẩm như da khô. Đây là một quan điểm sai lầm. Thực tế, da dầu vẫn cần được cung cấp độ ẩm đầy đủ để duy trì sự khỏe mạnh của làn da. Khi da bị mất nước, tuyến bã nhờn sẽ tiết ra càng nhiều dầu hơn để bù lại, khiến da trở nên bóng nhờn, khó chịu.

  • Rửa mặt nhiều lần

Rửa mặt quá nhiều lần sẽ khiến da bị mất nước, tăng sản xuất dầu thừa để bù lại.

  • Sử dụng giấy thấm dầu quá nhiều

Giấy thấm dầu chỉ giúp hấp thụ dầu tạm thời trên bề mặt da, nhưng không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Sử dụng quá nhiều giấy thấm dầu có thể khiến da bị mất cân bằng, dầu nhanh tiết trở lại nhiều hơn.

  • Sử dụng nhiều phấn phủ kiềm dầu

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng phấn phủ là có thể kiềm dầu hiệu quả. Tuy nhiên, phấn phủ chỉ che đi lớp dầu tạm thời mà không thể điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn. Sử dụng quá nhiều phấn phủ kiềm dầu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, lên mụn, kích ứng da…

Da dầu cần được dưỡng ẩm đúng cách

Lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt

Hạn chế thực phẩm giàu dầu mỡ, tinh bột, đường; thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi…

Stress kéo dài sẽ khiến da tiết dầu thừa, do đó cần có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ.

Lưu ý các thành phần kiềm dầu

Một số thành phần có trong các sản phẩm chăm sóc da (như sữa rửa mặt, nước hoa hồng, kem dưỡng, serum) có tác dụng kiềm dầu và điều tiết bã nhờn trên da bao gồm:

  • Than hoạt tính

Thành phần này có khả năng hấp thụ dầu thừa, làm sạch lỗ chân lông và giúp kiểm soát lượng bã nhờn trên da.

  • Kẽm oxide (Zinc oxide)

Chất này có tác dụng kiềm dầu, ngăn ngừa lỗ chân lông bị bít tắc và mụn trứng cá.

  • Acid salicylic

Thành phần này có tác dụng tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông và kiểm soát nhờn.

  • Niacinamide

Thành phần này có khả năng điều hòa tiết dầu và làm thu nhỏ lỗ chân lông.

  • Tinh dầu tràm trà

Có tác dụng kháng khuẩn, kiểm soát bã nhờn và điều trị mụn.

  • Chiết xuất trà xanh, neem, hoa cúc

Chúng chứa chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp kiềm dầu và làm dịu da.

Niacinamide là thành phần có khả năng kiềm dầu và thu nhỏ lỗ chân lông

Chú ý các bước chăm sóc da dầu

Để kiềm dầu cho da nhờn hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Làm sạch da đúng cách

Rửa mặt 2-3 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Sữa rửa mặt cần có độ pH cân bằng để làm sạch mà không làm mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da.

Một số loại sữa rửa mặt có độ pH quá cao có thể khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Điều này kích thích các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, tiết ra nhiều dầu thừa hơn để bù lại độ ẩm đã mất.

Sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng, không tạo bọt, không chứa hương liệu (ví dụ: Sữa rửa mặt Lenka) là lựa chọn của nhiều người.

  • Sử dụng các sản phẩm kiềm dầu

Sau khi rửa mặt, nên sử dụng nước hoa hồng, kem dưỡng, serum chuyên biệt giúp kiểm soát bã nhờn.

  • Bảo vệ da khỏi tác động của môi trường

Hàng ngày, dùng kem chống nắng dành riêng cho da dầu sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác động của tia UV đồng thời kiểm soát dầu thừa. Khi lựa chọn kem chống nắng dành cho da dầu, các yếu tố kiềm dầu là rất quan trọng. Các thành phần như kẽm oxide, than hoạt tính… giúp hấp thụ và kiểm soát bã nhờn trên da.

  • Mặt nạ kiềm dầu

Mặt nạ đất sét có khả năng hấp thụ dầu thừa, bã nhờn hiệu quả.

Áp dụng đồng bộ các biện pháp kiềm dầu cho da nhờn như trên sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái hơn khi ra ngoài, tránh được tình trạng bóng nhờn, lỗ chân lông to và các vấn đề liên quan đến da dầu. Hãy thử ngay và cảm nhận sự khác biệt nhé!

Sữa rửa mặt Lenka - Sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng

Đặc điểm nổi bật sữa rửa mặt dịu nhẹ Lenka:
• Công thức cân bằng độ pH, không xà phòng, không tạo bọt, không mùi, không gây kích ứng da.
• An toàn cho mọi loại da: khô, nhờn, dày, mỏng, nhạy cảm. 
• Làm giảm nhẹ khô sạm, nám, tàn nhang, trứng cá.
• Làm sạch nhẹ nhàng, không lấy đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, tránh khô da căng da.
• Không làm nhờn da, không bít lỗ chân lông
• Có thể dùng thay kem tẩy trang.
 
Cách dùng:
 
Rửa mặt khô:
Thoa sữa lên da và xoa nhẹ vài lần cho thấm. Dùng vải, bông tẩy trang hay giấy vệ sinh mềm lau phần sữa dư trên da (có lẫn chất bẩn). Màng sữa đã thấm vào da còn lại sẽ làm dịu và giữ ẩm da.

Rửa mặt với nước:
Làm ướt da, thoa sữa lên da. Xoa nhẹ vài lần sau đó rửa sạch bằng nước.
Có thể dùng nhiều lần trong ngày mà không gây hại da.

 

DS Nguyễn Lụa
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại
Tag