Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:50
RSS

Hình ảnh cận cảnh '7 phút tử thần' của tàu NASA đáp xuống sao Hỏa

Thứ ba, 27/11/2018, 15:45 (GMT+7)

Sau '7 phút kinh hoàng', giảm tốc độ từ 19.800 km/h xuống còn 5 km/h, tàu InSight đã thành công đáp xuống sao Hỏa.

Hình ảnh cận cảnh '7 phút tử thần' của tàu NASA đáp xuống sao Hỏa
Hình ảnh NASA dựng bằng máy tính, mô tả chuyến hạ cánh của InSight xuống sao hỏa

Vào lúc 2h 52 phút 59 giây sáng ngày 27/11 (giờ Việt Nam), tàu thăm dò sao hỏa InSight đã thuận lợi đáp xuống sao Hỏa sau 7 tháng đi trong không gian.

InSight đã trải qua chuyến hạ cánh được mô tả là "7 phút kinh hoàng", giảm tốc độ từ 19.800 km/h xuống còn 5 km/h chỉ trong khoảng thời gian vài phút.

Với nhiều người, 7 phút hạ cánh của InSight chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi, tuy nhiên, đằng sau nó là cả một kì tích lập nên bởi khoa học, công nghệ và mồ hôi nước mắt của các nhà khoa học, các kĩ sư tới từ mọi miền Trái Đất.

Hình ảnh cận cảnh '7 phút tử thần' của tàu NASA đáp xuống sao Hỏa
Tàu Insight sẽ nghiên cứu cấu tạo sao Hỏa trong 2 năm

Nhiệm vụ của InSight sẽ kéo dài trong hai năm ở Trái đất (tương đương chưa đầy 1 năm trên sao Hỏa) để gửi dữ liệu về NASA. Thông tin thu thập được sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách Trái Đất và các hành tinh khác hình thành vào thời điểm bình minh của hệ mặt trời - 4,6 tỷ năm trước.

Đặc biệt, các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu khả năng tồn tại nước lỏng trên hành tinh. Tìm thấy nước lỏng sẽ là phát hiện quan trọng giúp khám phá sao Hỏa trở nên dễ dàng hơn.

Hình ảnh cận cảnh '7 phút tử thần' của tàu NASA đáp xuống sao Hỏa
Việc nghiên cứu sao Hỏa sẽ giúp các nhà khoa học có cái nhìn mới về quá trình hình thành và phát triển của một hành tinh đá (Ảnh: NASA)

Hình ảnh cận cảnh '7 phút tử thần' của tàu NASA đáp xuống sao Hỏa
Các nhà khoa học ở NASA mừng rỡ vì tàu InSight đã thuận lợi (Ảnh: NASA)

Hình ảnh cận cảnh '7 phút tử thần' của tàu NASA đáp xuống sao Hỏa
Hình ảnh đầu tiên tàu thăm dò sao hỏa InSight gửi về​ (Ảnh: NASA).


Xem thêm video: Trẻ 10 tháng tuổi bị tím đùi, xước mặt sau khi từ trường mầm non về

Ngọc Châu
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Trùng tu di tích là cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuy nhiên, trùng tu như thế nào để thực sự mang lại hiệu quả vẫn luôn là vấn đề giới chuyên gia trăn trở.