Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:48
RSS

Cách hiểu đúng về cân nặng của trẻ để mẹ rũ bỏ được tâm lý “nuôi con mãi không lớn”

Thứ sáu, 24/02/2017, 19:05 (GMT+7)

Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn gầy, đây chỉ là một trong những quan niệm sai lầm về cân nặng của trẻ mà rất nhiều mẹ mắc phải.

Cân nặng là một trong những yếu tố đánh giá trẻ khỏe mạnh, thông minh hay không, nó rất cần thiết nhưng không phải là tất cả. Nếu cân nặng của trẻ phù hợp với những tiêu chí phát triển khác thì cân nặng đó hoàn toàn bình thường.

Cha mẹ cần theo dõi xem sự phát triển về giao tiếp, hoạt động xã hội của trẻ như thế nào. Cần cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, ăn đa dạng phong phú thay vì chỉ tập trung vào chất béo, đạm vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ sau này như tim mạch, tiểu đường, béo phì...

Trẻ to béo là thông minh, khỏe mạnh?

Tâm lý chung của người Việt là thích trẻ to béo, mập mạp. Chỉ cần nhìn trẻ con to mập là kết luận trẻ khỏe mạnh, còn nếu trẻ gầy thì sẽ thiếu chất. Chính điều này đã gây ra áp lực không nhỏ tới việc nuôi con của nhiều mẹ, đặc biệt là những bà mẹ nuôi con "mãi không chịu lớn".

cân nặng của trẻ1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng của nhiều nước trên thế giới để đánh giá sự khỏe mạnh, thông minh của một đứa trẻ dựa trên 5 yếu tố, và cân nặng chỉ là 1 trong những yếu tố.

Nếu bé to béo nhưng hoạt động thể chất kém, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ, phản xạ giao tiếp chưa tốt thì bé chưa phải là em bé thông minh, khỏe mạnh như nhiều người lớn tự "kết luận".

Tuy nhiên, một em bé có cân nặng có thể thấp hơn mức trung bình từ 1 - 3 tháng, nhưng chiều cao phù hợp với sự phát triển của bé, chế độ ăn phong phú, phản xạ giao tiếp tốt, hoạt động thể chất tốt thì được xem là em bé khỏe mạnh, thông minh.

Trẻ ăn nhiều nhưng vẫn gầy là do kém hấp thu?

Đây là kết luận được nhiều mẹ đưa ra khi trẻ ăn rất nhiều nhưng không hiểu sao vẫn kém hấp thu. Điều này khiến cho các hãng thuốc bổ tăng doanh thu vì tâm lý mẹ sẽ mua thuốc cho con uống hoặc tìm các loại thực phẩm tốt nhất mua cho con ăn.

cân nặng của trẻ2

Tuy nhiên, kém hấp thu không phải là vì trẻ ăn nhiều mà vì mẹ cho trẻ ăn gì? Nếu chế độ ăn của trẻ nghèo nàn, không đủ 4 nhóm tinh bột, chất béo, chất xơ, đạm và không phân bổ đều trong bữa ăn thì trẻ ăn bao nhiêu cũng gầy.

Để biết trẻ kém hấp thu hay không cần cho trẻ đi khám và làm xét nghiệm lâm sàng xem trẻ có mắc bệnh lý nào hay không như đường ruột, dạ dày chẳng hạn.

Để trẻ tăng cân cần cho ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng

Thực phẩm giàu dinh dưỡng là gì? Rất nhiều mẹ hiểu lầm rằng, các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, giúp cho trẻ tăng cân nhanh là yến sào, canxi, lysin, gạo lức... và tìm mọi cách để mua được và ép trẻ ăn.

Việc ép trẻ ăn sẽ dẫn tới biếng ăn không hồi phục (đến 4 tuổi). Hoặc trẻ có thể biếng ăn theo giai đoạn, từng cơn, hoặc bị béo phì, não bộ và tâm lý mất cân bằng.

Chưa kể, việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng khi tẻ còn quá nhỏ, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ và gây gánh nặng cho thận và gan.

cân nặng của trẻ3

Hiểu đúng về cân nặng của trẻ

Theo Trí Thức Trẻ, tỷ lệ tăng cân từng tuần theo độ tuổi như sau:

• 0 - 3 tháng tuổi: Tăng 140 - 210gram/tuần.

• 3 - 6 tháng tuổi: Tăng 105 - 145gram/tuần.

• 6 - 12 tháng tuổi: Tăng 70 - 91gram/tuần.

Lưu ý: Hãy theo dõi cân nặng của bé trong 5 tuần liên tiếp. Nếu bé có số tuần đạt tỷ lệ tăng cân chuẩn nhiều hơn số tuần tăng cân không đạt tỷ lệ chuẩn, nghĩa là bé vẫn đang tăng trưởng bình thường.

Việc bé tăng cân không đều giữa các tuần là do bé đang điều chỉnh. Ví dụ: Bé 5 tháng tuổi, theo dõi trong 5 tuần: 3 tuần đạt 110g/tuần, 2 tuần chỉ có 80gr/tuần. Kết quả này cho thấy bé vẫn tăng trưởng bình thường.

Clip "Chuẩn phát triển của trẻ em theo WHO". Nguồn: VTV1

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Từ việc Bệnh viện Đa khoa Lai Châu tiếp nhận 20 trẻ nhập viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột, TS.BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã lên tiếng cảnh báo về loại hoá chất này.