Hiện tượng Siêu trăng là gì?
Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất di chuyển quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn.
Siêu Trăng. Ảnh: Internet
Đặc biệt, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa, Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng. Lúc này mặt trăng sẽ có kích thước lớn hơn 20% so với thông thường.
Thời điểm diễn ra hiện tượng Siêu trăng trong năm 2018
Ít ai biết, con người trên khắp hành tinh sẽ có cơ hội hai lần được trông thấy Siêu trăng trong năm 2018 tới đây. Cụ thể vào ngày đó là ngày 2/1 và 31/1/2018, mọi người ở khắp nơi trên thế giới sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng Siêu trăng, một hiện tượng vô cùng hiếm gặp, chỉ xảy ra vài chục năm một lần.
Các hiện tượng đặc biệt khác của Mặt Trăng
Bên cạnh hiện tượng Siêu trăng, còn có những thời điểm đặc biệt khác mà kích thước, độ sáng hay màu sắc của Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất có sự khác biệt so với những ngày bình thường.
Trăng tròn: Là hiện tượng xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Tại thời điểm này, toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng có thể nhìn thấy rõ từ Trái Đất và cũng là lúc Mặt Trăng trông "tròn" nhất.
Trăng tròn. Ảnh: Internet
Trăng rằm Trung thu: Là hiện tượng trăng tròn xảy ra vào giữa mùa thu, vào 15/8 âm lịch. Tại thời điểm này, trăng thường sáng hơn so với những thời điểm trăng tròn thông thường khá nhiều, đây cũng là ngày tết Trung Thu của người dân Châu Á.
Trăng trung Thu. Ảnh: Internet
Nhật thực: Khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời và giữa chúng tạo thành một đường thẳng lúc này sẽ tạo ra hiện tượng Nhật Thực toàn phần. Tại thời điểm này, Mặt Trời sẽ vô tình bị Mặt Trăng che lấp và con người sống trên trái đất không thể quan sát thấy Mặt Trời trong khoảng một thời gian nhất định.
Nhật thực. Ảnh: Internet
Nguyệt thực: Là hiện tượng xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời nằm thẳng hàng và Mặt Trăng nằm trong vùng tối của Trái Đất nên không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời. Lúc này con người sống trên trái đất cũng sẽ tạm thời không quan sát được Mặt Trăng trong khoảng một thời gian nhất định.
Hiện tượng Nguyệt thực. Ảnh: Internet