Thứ năm, 25/04/2024 | 20:31
RSS

Hiểm họa khôn lường từ việc cắt móng tay không đúng cách

Chủ nhật, 22/07/2018, 06:30 (GMT+7)

Nhiều người vẫn lầm tưởng cắt móng tay là điều vô hại. Tuy nhiên, chăm sóc móng không đúng cách có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường.

Cắt móng tay không đúng cách có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường
Cắt móng tay không đúng cách có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường

Cắt móng tay không đúng cách

Tiến sĩ Marie-Pierre Hill-Sylvestre-Chuyên khoa Da liễu đã đưa ra những lỗi thường mắc phải khi chăm sóc móng. Trong đó phổ biến là tình trạng cắt móng tay quá ngắn. Việc vệ sinh tay, cắt móng tay ngắn… là điều cần thiết nhưng không nên cắt quá ngắn nhằm đảm bảo độ dính của móng với phần đầu ngón tay. Độ bám dính này không cho nước thấm sâu vào phần dưới của móng, chính điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm ký sinh bám vào.

Cắt móng tay khi móng quá khô cũng là điều nên tránh. Bác sĩ Marie-Pierre Hill-Sylvestre chỉ ra rằng cắt móng tay ướt tốt hơn khi móng khô, ngoài ra khi móng ướt lấy đi phần bụi bẩn còn bám trên móng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, cắt bỏ lớp da thừa quá thường xuyên cũng dễ gây nên tổn thương cho ngón tay. Đây chính là lớp ngoài của biểu bì “tràn lên” bao quanh móng, là hàng rào “cơ học” giúp chống lại các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, hóa chất, bụi, nhiệt độ cao.

Nếu muốn cắt lớp da thừa quanh móng, chỉ nên làm sau khi tắm vì lúc này da mềm và sạch. Dùng bàn chải mềm và xà phòng tự nhiên, chải nhẹ nhàng lên phần da thừa, tối đa 2 lần mỗi tháng, sau đó có thể dưỡng ẩm bằng tinh dầu, kem dưỡng ẩm…

Không chăm sóc móng tay thường xuyên

Làm tổn thương móng tay giòn, dễ gãy là một trong những lỗi chăm sóc móng tay thường hay mắc phải. Móng tay giòn, dễ gãy gây cảm thấy khó chịu, đau đớn vì móng lật hoặc gãy sâu khi đang làm việc. Móng tay dòn dễ gãy cần cắt cẩn thận với bấm móng tay nhỏ. Khi cắt cần giữ tay “thăng bằng”, tránh xoắn vặn ngón tay, tránh tiếp xúc thường xuyên với các chất tẩy rửa.

Trên thực tế, rất nhiều người không vệ sinh dụng cụ chăm sóc móng. Điều này khiến cho nấm móng phát triển ở vùng ẩm ướt và ít không khí. Đặc biệt, nấm móng rất khó điều trị, móng thường dày lên và nấm có thể thâm nhập sâu vào bên trong. Để tránh lây nhiễm nấm, mỗi lần cắt móng xong cần vệ sinh dụng cụ bằng xà phòng. Dũa bằng carton chỉ dùng một lần rồi vứt bỏ. Khi dũa móng tay (bị nhiễm nấm) tránh để vương vãi “bụi móng tay” xuống đất vì có nguy cơ lây nhiễm nếu đi chân đất.

Đối với bụi bẩn dưới móng, đừng bao giờ chà xát mạnh và cố gắng cạo hết phần bụi bẩn mắc kẹt trong móng vì có thể gây nhiễm trùng, tốt nhất lấy nhẹ nhàng sau đó rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời, tránh gây chín mé cho kẽ móng tay vì chín mé gây cảm giác đau đớn, khó chịu. Cần phải dùng thuốc kháng sinh, đôi khi phải phẩu thuật nếu không sẽ dẫn đến áp xe. Cắt móng không nên cắt quá ngắn hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh móng, không cắt móng tròn.

Chăm sóc móng thường xuyên là cần thiết. Hãy dưỡng ẩm cho bàn tay mỗi ngày, dầu dừa chính là một sự lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra cần tăng cường vitamin, dưỡng chất đặc biệt tránh thiếu hụt sắt.


Xem thêm: Chân tay miệng và những hậu quả cực kỳ khôn lường khi cho trẻ đi bơi mùa hè

Hà Xuyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN