Hành lá vốn được gọi bằng nhiều cái tên như hành xanh, hành ta. Nó là một kho lưu trữ của tất cả những điều tốt đẹp mà cơ thể bạn cần. Đây cũng là nguyên liệu rất quen thuộc với các bà nội trợ. Nó được sử dụng trong hầu hết các món ăn thường ngày.
Hành lá có chứa pectin, có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc căn bệnh ung thư đại tràng; cũng như là chứa những nguyên tố vi lượng selen có thể làm giảm hàm lượng nitrit trong dạ dày, phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày; có thể gây ức chế sự tăng trưởng của những tế bào ung thư và nhiều căn bệnh ung thư khác.
Giúp xương chắc khỏe
Hành lá chứa rất nhiều vitamin C và K. Những loại vitamin này đều rất cần thiết cho quá trình phát triển và hoạt động của hệ xương trong cơ thể. Vitamin C giúp tổng hợp collagen làm cho xương chắc khỏe, trong khi đó vitamin K đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương và ngăn ngừa nguy cơ rạn xương.
Hành có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nhưng rất nhiều người không biết
Cải thiện chức năng hô hấp
Được biết đến như một siêu thực phẩm chống vi khuẩn và virut, hành lá được sử dụng như một loại thuốc chữa các lọai bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Hành lá cũng được biết đến như một loại dược liệu tiêu đờm và hỗ trợ hệ hô hấp.
Tốt cho người bị tiểu đường
Theo như nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, càng ăn nhiều hành, thì nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và bằng chứng về lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng insulin tự do sẵn có trong cơ thể.
Đồng thời trong hành lá còn chứa hàm lương cao crom, chất giúp cho các tế bào tương thích với insulin, có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp được nồng độ insulin từ đó giúp chống lại căn bệnh tiểu đường.
Chữa bất lực
Hành lá có khả năng kích thích tình dục. Hành lá có chứa một loạt các vitamin giúp quá trình tiết hormone nam tính diễn ra bình thường, qua đó kích thích sự ham muốn tình dục. Vì vậy, đàn ông bất lực nên ăn hành lá ít nhất 3 bữa/tuần.
Tăng cường thị lực
Hành lá chứa rất nhiều dưỡng chất chống oxy hóa tự nhiên có lợi cho mắt như lutein và zeaxanthin. Các chất này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chống viêm và thoái hóa điểm vàng trong mắt. Vì thế, bạn hãy thêm hành lá vào thực đơn hàng ngày nhằm ngăn ngừa nguy cơ giảm thị lực.
Chống cảm lạnh
Hành lá được biết đến với tính chất kháng khuẩn và kháng virus. Những điều này giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh gây nên, loại bỏ đờm trong họng.
Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.
Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể. Bởi vậy, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.
Mang đến một trái tim khỏe mạnh
Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Sự hiện diện của Crom, vitamin B6 và lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Crom không chỉ làm giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, do đó bảo vệ trái tim của bạn khỏi những căn bệnh tiềm ẩn.
Những người mắc bệnh liên quan tới huyết áp cũng giúp cải thiện bệnh đáng kể khi ăn hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Nhờ sự ổn định của cả cholesterol và huyết áp, những rủi ro liên quan tới nhồi máu cơ tim và đột quỵ cũng giảm đáng kể.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Khi ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cho chính mình. Điều này là do sự hiện diện của flavonoid trong hành lá.
Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40 %.
Giúp giảm viêm nhiễm
Hành lá đóng vai trò “cứu trợ” hữu hiệu khi trong cơ thể đang có tình trạng viêm. Điều này là do rau ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Do đó, khi bị mắc các bệnh liên quan đến chứng viêm nhiễm thì bạn được khuyên là nên ăn nhiều hành lá để có được lợi ích chống viêm hiệu quả.
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
Giúp tăng cường miễn dịch
Hành lá là một nguồn phytochemical phong phú. Chất này giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất tốt, đồng thời giúp loại bỏ các enzyme tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Nhờ vậy, giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại do các mô tế bào và DNA.
Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà, bảo vệ đôi mắt cho bạn.
Chống nhiễm khuẩn
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.
Ngoài ra, hành có thể giúp giảm tình trạng táo bón mãn tính và đầy hơi. Cũng vậy, trong một số nền văn hóa, chỉ cần nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai có thể chống ù tai. Hành còn có tác dụng kì diệu trong việc nâng cao chất lượng chăn gối, chỉ đứng thứ 2 sau tỏi.
Theo đông y, thì hành lá có tính ấm nên tránh dùng cho những người có dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như có thể làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí là cản trở ra mồ hôi.
Phụ nữ có kinh sớm, kinh nhiều nên tránh ăn nhiều hành lá. Bạn chú ý, không được dùng hành cùng mật ong và những người cao huyết áp cũng không nên ăn.
Một số người bị dị ứng với hành có thể xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, khó thở, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng), chảy nước mũi, phát ban…
Cách giảm sốt cho bé sau tiêm phòng