"Động quan tài" nằm ở thân Hương Quả, huyện Long Lý, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc Được biết, động này cách thành phố Quý Dương khoảng hơn 40km, cao hơn 20m, dài hơn 2km, chiều ngang rộng hơn 50m và là động táng hài cốt lớn nhất tỉnh Quý Châu.
Bên trong động được đặt hơn 400 cỗ quan tài của các dòng họ Ngô, Đường, Trương ..., thuộc dân tộc Miêu. Cỗ quan tài cuối cùng được đặt bên trong động cũng đã cách đây 100 năm.
Qua những khe hở nằm lọt giữa những tấm gỗ, có thể nhìn thấy rõ thi thể bên trong quan tài trong khi trên mặt đất vương vãi rất nhiều mảnh vỡ của đồ gốm.
Được biết thời xưa, hầu như chỉ những hộ gia đình có tiền, có quyền lực mới có thể đưa thi thể người nhà vào an táng trong động. Ảnh: Sina
Người dân địa phương cho biết, tất cả các quan tài gỗ bên trong động đều được đặt theo hướng chung, đó là phần đầu hướng về phía bắc và cũng là cửa vào, đồng thời được cố định trên giá hình chữ 3 chữ "thỉnh" ("井"nghĩa là cái giếng).
Hiện tại, nơi này chưa được khai thác để phát triển du lịch Những người muốn vào tham quan, nếu không nhờ người dân địa phương dẫn đường sẽ không mất phí.
Mỗi dịp cuối tuần hầu như đều có những nhóm bạn trẻ dũng cảm rủ nhau đến đây khám phá, du lịch. Một số người thậm chí còn dùng điện thoại lưu lại cảnh quan bên trong động.
Bên cạnh đó, ở Trung Quốc còn có khu mộ treo hơn 130 chiếc quan tài cũng nổi tiếng về độ rùng rợn. Khu mộ treo này được phát hiện ở gần Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc và các quan tài được treo trên sườn núi cao cách mặt đất khoảng 100 m.
Một khu mộ treo - Ảnh minh họa: AFP
Các nhà khảo cổ cho biết đây là khu mộ của người dân tộc thiểu số thuộc tộc người BO sống ở miền nam Trung Quốc. Tục mai táng trên vách núi hay còn gọi là huyền táng của dân tộc BO có từ lâu đời. Đây được xem là phát hiện thú vị trong phong tục an táng của người Trung Quốc cổ.
Các quan tài được đặt trên vách núi ít nhất là 1.200 năm, tức khoảng năm 618 đến 907 trong thời nhà Đường nhưng các nhà khảo cổ chưa biết làm cách nào họ đưa được những quan tài lên đó an táng.
Người Trung Quốc cổ mai táng người chết trên cao để không cho thú rừng ăn xác người chết và cũng là cách để linh hồn của người chết được vĩnh cửu. Tục huyền tang cũng được phát hiện ở một số tỉnh phía nam khác của Trung Quốc như ở Vân Nam, Tứ Xuyên, Giang Tây và Phúc Kiến.