Gây tê tủy sống khi sinh mổ là phương pháp gây tê vùng, được thực hiện bằng cách tiêm thuốc vào vùng dịch não tủy ở vị trí giữa lưng để gây tê cục bộ. Phương pháp này nhằm giúp sản phụ vẫn giữ được tỉnh táo, giúp điều hòa huyết áp và nhịp tim trong quá trình mổ lấy thai, đồng thời giảm thiểu xác suất nguy hiểm xảy ra cho trẻ tới mức thấp nhất có thể.
Bộ Y tế đã phải cấm áp dụng phương pháp gây tê tủy sống cho sản phụ đẻ mổ. Ảnh minh họa
Nhờ những ưu điểm này mà ngày càng có nhiều người tin dùng gây tê tủy sống khi mổ bắt con. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo phương pháp này kéo theo không ít tai biến nguy hiểm với sức khỏe của mẹ bầu sau khi sinh. Thậm chí mới đây, Bộ Y tế Việt Nam còn ra văn bản khuyến cáo dùng phương pháp gây mê nội khí quản thay vì gây tê tủy sống.
Tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi sinh
Tác dụng phụ đầu tiên của gây tê tủy sống khi đẻ mổ là thuốc tê ngấm dần vào cơ thể người mẹ gây phong bế mạnh hệ giao cảm, dẫn tới hạ huyết áp. Sau khoảng 30 phút, sản phụ bắt đầu cảm thấy khó đi tiểu, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu và đau vùng lưng quanh vị trí tiêm thuốc tê.
Một số trường hợp, cơ thể sản phụ phản ứng mạnh với thuốc gây tê dẫn tới triệu chứng suy tuần hoàn, rối loạn nhịp tim, hôn mê, co giật. Nếu các bác sĩ không có biện pháp cấp cứu kịp thời, tính mạng của cả mẹ và thai nhi sẽ gặp nguy hiểm.
Tác dụng phụ của gây tê tủy sống khi mổ lấy thai có thể chỉ kéo dài trong vài ngày đầu sau sinh. Tuy nhiên theo bác sĩ Mark Rosen (Đại học Y Sanfrancisco, California, Mỹ), những biến chứng của gây tế tủy sống sau sinh còn nguy hiểm hơn rất nhiều và có thể kéo dài từ vài tuần cho tới tận vài năm.
Không phong bế hoàn toàn
Phương pháp gây tê tủy sống còn được gọi là vô cảm tủy sống bởi giúp phong bế hệ cảm giác, giảm bớt cảm nhận đau đớn một cách nhanh chóng, dự đoán được và có thể kiểm soát được. Tuy nhiên có thể vì những lý do nào đó, chẳng hạn mũi tiêm bị lệch dẫn tới hệ cảm giác chỉ được phong bế một phần, sản phụ vẫn phải chịu đau đớn tột cùng.
Nhức đầu
Đa phần mẹ bầu phải chịu chứng nhức đầu sau sinh. Ảnh Internet
Nhức đầu sau sinh là một trong những biến chứng của gây tê tủy sống nói riêng và các phương pháp sinh không đau trong sản khoa nói chung do hiện tượng giãn mạch máu thứ phát và giảm áp lực nội sọ. Đôi khi, nhức đầu còn đi kèm với chứng co thắt và đau cơ cột sống cổ khiến mẹ bỉm sữa vô cùng khó chịu, mệt mỏi.
Thông thường, nhức đầu sau sinh sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên có không ít người phải sống chung dai dẳng với biến chứng của gây tê tủy sống này. Dù hầu hết trường hợp đều là biến chứng lành tính song nếu không được điều trị phù hợp, nhức đầu sau sinh có thể gây ra tụ máu ngoài màng cứng hoặc bệnh lý thần kinh sọ.
Liệt thần kinh sọ
Thần kinh vận nhãn ngoài sẽ bộ phận thần kinh sọ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ phương pháp gây tê tủy sống sau sinh bởi bị kéo căng do thất thoát dịch não tủy. Biểu hiện rõ ràng nhất của liệt thần kinh sọ là chứng “song thị” (nhìn 1 thành 2) kéo dài từ 3 – 10 ngày sau khi tai biến. Nặng hơn, sản phụ có thể bị song thị hàng tháng hoặc bị ám điểm vĩnh viễn.
Trong gây tê tủy sống khi đẻ mổ, có từ 0,4-9,1% trường hợp bị ảnh hưởng thần kinh tiền đình ốc tai. Trong số này, lại có tới 14% sản phụ sinh mổ với biện pháp vô cảm tủy sống bị giảm thị lực và nhiều trường hợp còn bị giảm cả thính lực một cách nghiêm trọng.
Đau lưng
Không chỉ sản phụ sinh mổ mà ngay cả những người sinh thường cũng phải chịu chứng đau lưng dưới khủng khiếp sau khi “vượt cạn”. Một số yếu tố dẫn tới đau lưng dưới hậu sản gồm sinh nhiều lần, đa thai, thay đổi ở dây chằng, trọng lượng thai, tăng cân trong lúc mang thai,…
Tổn thương thần kinh
Gây tê tủy sống có thể gây ra rất nhiều biến chứng cho cơ thể người mẹ. Ảnh Internet
Đây là một trong những biến chứng của gây tê tủy sống đáng sợ nhất hiện nay. Nguyên nhân là bởi do chỗ đâm kim không chính xác khiến rễ thần kinh, chóp tủy và tủy sống bị chấn thương trực tiếp. Theo các chuyên gia sản khoa, đa phần trong số các bệnh thần kinh sau sinh có thể phục hồi được nhưng cơ thể sẽ không bao giờ mạnh khỏe lại như xưa vì tổn thương tủy sống và thần kinh là vĩnh viễn.
Phụ nữ sau sinh sẽ được bác sĩ khuyên dùng thuốc giảm đau trong trường hợp không thể chịu đựng được nữa. Các loại thuốc này có chứa caffeine giúp co mạch máu não và giảm áp lực trong não.
Ngoài ra, để tránh tác dụng phụ của gây tê tủy sống, sản phụ sau sinh nên tích cực tập luyện thể thao nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh đừng hoặc ngồi quá lâu do bộ xương còn chưa hoàn toàn hồi phục trở lại.
Một số sản phụ áp dụng phương pháp gây tê tủy sống sẽ bị tê chân do tổn thương hệ thần kinh. Trong trường hợp này, các mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng, uống nhiều nước và chăm chỉ massage chân để giảm hiện tượng tê đau. Nếu một thời gian mà vẫn không đỡ, chị em nên nhờ bác sĩ tư vấn và điều trị bằng liệu pháp vật lý trị liệu để tránh ảnh hưởng tới tâm lý và cơ xương.