Thứ hai, 29/04/2024 | 09:20
RSS

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Thứ tư, 21/02/2024, 09:11 (GMT+7)

Ngày 17/2 (tức mùng 8 Tết) UBND quận Đồ Sơn tổ chức lễ hội Khai bút xuân Giáp Thìn 2024 tại Tháp Tường Long (chùa Tháp), quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Trong phần khai mạc của chương trình, đồng chí Trần Khắc Kiên – Phó bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn phát biểu rằng Việc tổ chức lễ hội khai bút xuân năm Giáp Thìn 2024 là việc làm đầy ý nghĩa, không những biểu dương cho sự hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của người học trò với người thầy mà còn thể hiện lòng thành kính với các tiền nhân, qua đó giáo dục truyền thống quê hương, khích lệ các thế hệ trẻ tiếp nối cha ông, gìn giữ, xây dựng mảnh đất Đồ Sơn tươi đẹp, hưng thịnh, là thành phố du lịch biển. Đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh đất và người Đồ Sơn đến với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Đồng chí Trần Khắc Kiên –  Phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn phát biểu khai mạc lễ hội

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Đồng chí Phạm Hoàng Tuấn - Phó chủ tịch UBND quận Đồ Sơn nổi hồi trống khai lễ

Tiếp sau phần khai mạc, tấu trống hội là phần biểu diễn thư pháp của Nghệ nhân thư pháp Lê Thiên Lý với bốn chữ (風調雨順) Phong – Điều – Vũ – Thuận mang theo ước vọng về mưa thuận gió hòa, mọi việc hanh thông, thành công rực rỡ. 

Nhắc đến lịch sử khai bút của dân tộc, Thư pháp gia Lê Thiên lý cho biết: “Người khai bút đầu tiên là vua Lý Công Uẩn, tại chùa Cổ Pháp, Bắc Ninh, do sư Vạn Hạnh chỉ dẫn. Năm 1076, khi trường đại học đầu tiên là Quốc Tử Giám được thành lập, tục khai bút được tổ chức thường niên trước một năm học mới. Ban đầu, khai bút chỉ đơn thuần một tục lệ đẹp, sau này đã phát triển hơn, được tổ chức quy mô hơn và đã trở thành một lễ hội văn hóa của dân tộc, mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, khai tâm, khai trí, khai nghề cho cả một năm.”

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Màn biểu diễn thư pháp của Nghệ nhân thư pháp Lê Thiên lý

Đặc biệt trong buổi lễ là phần khai bút của các đồng chí lãnh đạo các ban, ngành thành phố, lãnh đạo quận Đồ Sơn cùng các em học sinh có thành tích tốt trên địa bàn quận.

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Lãnh đạo quận Đồ Sơn thực hiện nghi thức khai bút

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Nhà Thư pháp Lê Thiên Lý trao chữ chữ cho lãnh đạo quận Đồ Sơn

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Các em học sinh khai bút gửi gắm những lời chúc, ước nguyện ý nghĩa

Ngoài phần lễ, ban tổ chức còn bố trí nhiều hoạt động khác như viết quẻ điều ước, xin chữ thư pháp… Cùng với tục khai bút, tục xin chữ đầu năm cũng là nét văn hóa có từ lâu đời, những nét chữ mềm mại, uyển chuyển cùng ý tứ sâu sắc chứa đựng trong đó thể hiện sự trân trọng giữa người cho và người nhận.

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Giáo dục truyền thống Hiếu học, tôn sư trọng đạo qua lễ hội Khai bút đầu xuân

Ai cũng muốn được xin chữ cho một năm may mắn, đúng mong cầu

Chị Nguyễn Thị Lan Anh (Kiến Thuỵ, Hải Phòng) chia sẻ: “Năm nay tôi xin chữ An cho mình và xin chữ Đăng Khoa cho con tôi. Hy vọng cả gia đình luôn bình an, hạnh phúc, mong con gái trí đạo hanh thông, thi cử thuận lợi, đỗ đạt. Đối với tôi đây là một hoạt động linh thiêng, may mắn đầu năm mới và cho cả một năm dài sắp tới.”

Như vậy khai bút không chỉ dành riêng cho một bộ phận, ngành nghề nào mà dành cho toàn thể dân tộc Việt. Sự thành công của buổi lễ góp phần khẳng định sự tri ân, luôn nhớ ơn bậc cổ nhân đi trước của các thế hệ sau, đề cao việc trí tuệ, tiếp biến văn hóa, đưa đất nước ngày một phát triển toàn diện

Thu Trang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại