Chủ nhật, 19/01/2025 | 05:54
RSS

Giải đáp thắc mắc bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi?

Thứ hai, 24/05/2021, 15:11 (GMT+7)

Có nhiều loại thuốc trị bệnh trào ngược dạ dày nhưng không phải loại nào cũng có hiệu quả. Vậy, bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì an toàn, không lo tái phát?

Bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì

Bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người

Hiểu rõ về bệnh trào ngược dạ dày

Để biết trào ngược dạ dày uống thuốc gì, trước hết cần tìm hiểu rõ về bệnh trào ngược dạ dày, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh.

Trào ngược dạ dày (Gastroesophageal Reflux - GERD) là tình trạng axit dạ dày tiết ra quá mức bình thường, trào ngược lên thực quản, gây ra các tổn thương ở ống thực quản.

Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh thường có cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, thường xảy ra ngay sau bữa ăn, lúc cúi người xuống trước hoặc khi nằm ngửa, cơn đau giảm khi ngồi dậy hoặc nâng cao đầu khi nằm.

Những cơn ợ nóng, ợ hơi hoặc ợ chua thường xuyên xuất hiện, người bệnh luôn cảm thấy đau nóng rát ở bụng trên, khi nuốt cảm giác bị nghẹn như có dị vật hoặc thấy vướng sau yết hầu hoặc sau xương ức.

Ngoài ra, khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh thường xuyên bị tái phát viêm họng, khản tiếng, khi ngủ dậy thường thấy giọng khản đặc rồi hết nhanh, đôi khi ban đêm cảm thấy khó thở, đau sau xương ức, không lan sang bên, dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý động mạch vành.

trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày gây cảm giác bỏng rát, nuốt nghẹn

Bị trào ngược dạ dày nên uống thuốc gì?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày, từ Tây y đến Đông y với những ưu nhược điểm khác nhau. Tìm hiểu rõ về các loại thuốc sẽ giúp người bệnh lựa chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp nhất.

1. Trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây

Mục tiêu điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc Tây y là kiểm soát triệu chứng, làm liền sẹo các tổn thương nếu có, giúp nguy cơ biến chứng bệnh.

Hiện nay thuốc Tây y trị trào ngược dạ dày được chia thành 5 nhóm sau:

Thuốc gây ức chế bơm Proton (PPI)

Với cơ chế chính là giúp ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày tạo ra axit, giúp ngăn ngừa Viêm loét dạ dày

Một số loại thuốc thường được bác sĩ sử dụng trong nhóm này là: Lansoprazole (Prevacid), Omeprazole (Prilosec, Zegerid), Dexlansoprazole (Dexilant), Esomeprazole (Nexium), Pantoprazole (Protonix), Rabeprazole (Aciphex)...

Mặc dù nhóm thuốc ức chế bơm Proton có công dụng giảm nhanh dịch vị axit nhưng nó cũng gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, phát ban, rối loạn tiêu hoá, đau bụng, đầy hơi, sốt, viêm phổi,...

trào ngược dạ dày

Thuốc ức chế bơm Proton ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày tạo ra axit

Thuốc kháng axit

Do nhóm thuốc này chứa dược chất kiềm nên có khả năng giúp trung hoà axit dạ dày và giảm lượng chua không cần thiết có trong dạ dày.

Một số loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến là Mylanta, Rolaids, Pepto - Bismol, Tums.

Thuốc kháng axit không được tự ý sử dụng trong một thời gian dài vì nó có thể gây ra tình trạng táo bón, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, nôn nao, khó chịu,...

Thuốc ức chế histamin H2

Histamin là chất kích thích sản xuất axit ở thành dạ dày. Vì vậy để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày do sản sinh axit quá mức, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân thuốc ức chế histamin, giúp giảm chứng ợ nóng và các bệnh lý về dạ dày.

Một số loại thuốc histamin thường được sử dụng là: Cimetidine (Tagamet), Famotidine (Pepcid) và Nizatidine.

Lưu ý khi sử dụng thuốc ức chế H2 là cần phải sử dụng trước bữa ăn 30 phút nhằm hạn chế tình trạng trào ngược vào ban đêm. Nếu lạm dụng thuốc này, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như đau đầu, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu,...

trào ngược dạ dày

Thuốc ức chế histamin H2 có thể gây buồn nôn

Thuốc tăng co bóp thực quản

Nhóm thuốc này có tác dụng làm tăng cơ thắt thực quản dưới, tăng cường trương lực và tăng co bóp thực quản.

Một số loại thuốc thường được dùng là: Domperidone, Metoclopramide, Mosapride, Itopride,... Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh nhẹ.

Nhóm thuốc kích thích tiêu hoá

Giúp giải phóng lượng thức ăn tồn đọng nhiều ngày trong dạ dày, làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản, hạn chế gây ra tình trạng trào ngược dạ dày.

Một số thuốc thuộc nhóm kích thích tiêu hóa là: Reglan, Urecholine, Prokinetic,...

Nhìn chung, các loại thuốc Tây trên thị thường giúp giảm cơn đau, khó chịu nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, khi sử dụng các loại thuốc trên, người bệnh tần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và nếu có các dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.

trào ngược dạ dày

Uống thuốc Tây cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ

2. Trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Đông y thế hệ 2

Để giảm tác dụng phụ của thuốc Tây và giảm dần thời gian dùng thuốc Tây, hiện nay nhiều người bệnh dạ dày tin chọn thuốc Đông y.

Khác với thuốc Tây y chủ trị các triệu chứng, Đông y lại đi sâu vào giải quyết tận gốc, loại bỏ chứng nghịch khí - nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày, đồng thời giúp trung hòa axit, giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tiêu biểu trong số đó là thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 bí truyền dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 ra đời từ bài thuốc hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống bí truyền có hiệu quả thực sự, sản xuất tại dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO. Với nguồn gốc thảo dược an toàn, sản xuất đúng quy trình, thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 có hiệu quả vượt trội, lâu bền, không chỉ giúp điều trị các triệu chứng bệnh mà còn giúp ngăn ngừa và hạn chế bệnh tái phát nhờ cơ chế hành khí, tán hàn.

Như vậy, với bài viết này hy vọng sẽ phần nào giải đáp được câu hỏi trào ngược dạ dày uống thuốc gì khỏi. Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để gia tăng hiệu quả trong việc điều trị, không lo tái phát căn bệnh trào ngược dạ dày.

THUỐC DẠ DÀY NHẤT NHẤT

trào ngược dạ dàyNguồn gốc thảo dược

  • Trị viêm loét dạ dày, hành tá tráng cấp và mãn tính, đau rát vùng thượng vị.
  • Rối loạn tiêu hóa, ăn chậm tiêu, chán ăn, đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng, ợ.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Thông tin chi tiết xem tại: https://nhatnhat.com/thuoc-da-day-nhat-nhat.html

Anh Trần
Theo Giáo dục & Thời đại