Tìm hiểu bị ê buốt răng phải làm sao
MỤC LỤC:
Nhận diện tình trạng ê buốt răng
Bị ê buốt răng do đâu?
Răng bị ê buốt kéo dài có nguy hiểm không?
Bị ê buốt răng phải làm sao?
Ê buốt răng là tình trạng răng bị đau buốt, khó chịu khi ăn những loại thực phẩm quá nóng, lạnh hoặc quá cứng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lớp men cứng chắc bên ngoài răng bị mòn hoặc tổn thương, hoặc ngà răng bị lộ ra ngoài dẫn đến kích thích dây thần kinh trong răng gây đau buốt.
Ê buốt răng là tình trạng răng bị đau buốt, khó chịu
Răng bị đau nhức ê buốt có thể do các nguyên nhân sau đây:
Sử dụng bàn chải cứng, chải răng sai cách
Bệnh nhân bị ê răng cũng có thể do sử dụng bàn chải quá cứng ảnh hưởng đến men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, thói quen chải răng không đúng cách (chải quá mạnh, chải theo chiều ngang) cũng khiến răng bị buốt đau.
Mắc các bệnh lý răng miệng
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm, ê buốt là do mắc một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, tụt lợi, sứt mẻ răng,… Trong đó, sâu răng là bệnh lý thường gặp có thể gây tổn thương đến tủy răng.
Men răng bị hư hỏng
Men răng do tuổi tác hoặc do một số nguyên nhân khác như tiếp xúc nhiều với thực phẩm có tính axit, dùng bàn chải đánh răng có lông cứng, dùng lực đánh răng quá mạnh hoặc đánh răng sai cách… Những yếu tố này còn làm chân răng lộ ra ngoài, khiến răng bị ê buốt.
Sản phẩm làm trắng răng
Các sản phẩm làm trắng răng giúp cải thiện ngoại hình và mang lại sự tự tin. Tuy nhiên, việc này có thể gây một số hậu quả không tốt cho răng như ê buốt răng. Chất peroxide thường có trong các sản phẩm làm trắng răng có thể làm suy yếu men răng. Vì vậy, nếu muốn răng trắng sáng, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề làm trắng răng, đặc biệt với răng ê buốt.
Sử dụng nước súc miệng chưa phù hợp
Một số loại nước súc miệng không kê đơn có chứa axit sẽ làm tổn thương lớp ngà răng khiến bạn dễ ê buốt răng.
Do nghiến răng
Nhiều trường hợp răng ê buốt khi nhai do thói quen nghiến răng khi ngủ. Vì khi nghiến răng, hai hàm sẽ siết chặt lại và gây mòn men răng, từ đó khiến răng bị tê buốt.
Thói quen sinh hoạt không khoa học
Thói quen nhai đá, ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng và gây ra những cơn ê buốt răng kéo dài. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng loại nước súc miệng chứa nhiều axit thì có thể ảnh hưởng đến ngà răng, khiến răng bị ê buốt khi súc miệng mỗi ngày.
Thói quen nhai đá, ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm ảnh hưởng đến răng
Thực phẩm có tính axit
Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng axit cao như trái cây họ cam quýt, cà chua, dưa chua,…có thể gây mòn men răng và gây ê buốt răng.
Các thủ thuật nha khoa gần đây
Một số thủ thuật như trám răng, làm sạch răng và phục hồi răng có thể gây ê răng. Tình trạng đau buốt răng do thủ thuật nha khoa gây ra chỉ trong thời gian ngắn và thường sẽ biến mất sau 4-6 tuần.
Tình trạng răng ê buốt thường xuyên khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống và hiệu suất làm việc. Ngoài ra, răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh cũng giảm khẩu vị khi ăn uống. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thu dưỡng chất, đặc biệt có thể khiến trẻ em dễ bị biếng ăn và chậm phát triển thể chất.
Không chỉ vậy, triệu chứng ê buốt răng có thể đi kèm với tình trạng hơi thở có mùi hôi, quanh nướu bị sưng đỏ, chảy máu do bệnh viêm nướu. Lúc này, người bệnh không chỉ cảm thấy khó chịu, đau nhức mà còn tự ti, e ngại khi giao tiếp.
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân gây ê buốt răng, bạn sẽ tìm ra biện pháp xử trí phù hợp.
Để giảm ê buốt răng, bạn có thể áp dụng ngay một số biện pháp sau:
Sử dụng kem đánh răng cho răng nhạy cảm
Kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm chứa thành phần fluoride và kali nitrate giúp tạo lớp bảo vệ trên men răng, làm dịu sự kích thích từ các yếu tố bên ngoài như nóng, lạnh hoặc chua.
Tránh thực phẩm và đồ uống kích thích
Các thực phẩm hoặc đồ uống quá nóng, lạnh, chua hoặc có tính axit có thể làm tăng cường cơn ê buốt. Tránh ăn thực phẩm cứng và nhai ở bên răng có vấn đề để giảm cảm giác đau.
Áp dụng gel hoặc thuốc giảm ê buốt
Có một số loại gel hoặc thuốc giảm ê buốt có sẵn tại các hiệu thuốc. Chúng thường chứa kali nitrate hoặc fluoride, có thể giúp làm dịu cơn đau ngay lập tức khi thoa lên vùng răng bị ê buốt.
Súc miệng với nước baking soda
Nước pha baking soda có tác dụng làm dịu, giảm ê buốt và kháng viêm. Bạn có thể pha một thìa baking soda vào nước ấm và dùng để súc miệng hàng ngày.
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Đánh răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm và tránh chải răng quá mạnh, vì việc này có thể làm tổn thương men răng và làm tăng tình trạng ê buốt. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng mà không làm tổn thương lợi.
Thay đổi thói quen ăn uống
Hạn chế thực phẩm chứa đường và acid, vì chúng có thể làm tăng tốc quá trình mòn men răng, dẫn đến ê buốt. Thay vào đó, ăn các thực phẩm giúp bảo vệ men răng như rau củ quả tươi, sữa và các thực phẩm giàu vitamin D.
Sử dụng nước ngậm răng miệng từ thảo dược
Để giảm ê buốt răng, răng nhạy cảm với môi trường nóng, lạnh, chua, sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng nước ngậm răng miệng chiết xuất từ các thảo dược như huyền sâm, cam thảo nam, lá lấu, xuyên tiêu…
Khác với nước súc miệng thông thường, khi sử dụng nước ngậm răng miệng thảo dược cần ngậm dung dịch trong miệng khoảng 5-10 phút (trong thời gian ngậm, thỉnh thoảng súc nhẹ) sau đó súc kỹ, nhổ đi.
Không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt răng mà nước ngậm răng miệng còn giúp làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, cho hơi thở thơm tho.
Nước ngậm răng miệng thảo dược có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Nước ngậm Răng Miệng Nhất Nhất Thành phần: |