Tìm hiểu nguyên nhân gây ra mồ hôi khi ngủ
MỤC LỤC:
Ra mồ hôi khi ngủ là gì?
Ra mồ hôi khi ngủ có bình thường không?
Nguyên nhân gây ra mồ hôi khi ngủ
Giảm bốc hỏa nhờ viên uống nội tiết tố nữ
Ra mồ hôi khi ngủ hay đổ mồ hôi ban đêm, bốc hỏa là tình trạng đổ mồ hôi khi ngủ khiến cho quần áo ngủ, chăn, gối, ga trải giường bị ướt mà nguyên nhân không liên quan đến vấn đề nhiệt độ trong phòng ngủ quá nóng.
Ra mồ hôi là cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể. Vùng dưới đồi của não đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
Trong điều kiện thời tiết quá nóng, vùng dưới đồi kích thích khoảng hơn hai triệu tuyến mồ hôi tiến hành bài tiết mồ hôi nhằm hạ nhiệt độ cơ thể trước khi nhiệt độ cao ảnh hưởng xấu đến sự hoạt động của các cơ quan.
Bình thường, khi mồ hôi được bài tiết, chúng giúp giải phóng một lượng nhiệt lớn để làm mát cơ thể.
Nhiệt độ thời tiết hay quá trình luyện tập thể dục, thể thao không phải là những nguyên nhân duy nhất dẫn đến tình trạng này.
Tuy nhiên, một số yếu tố bất thường khác bao gồm những vấn đề về sức khỏe bệnh lý cũng có thể khiến tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động và khiến một người tiết nhiều mồ hôi hơn vào ban đêm khi ngủ.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây chứng ra mồ hôi khi ngủ. Một số nguyên nhân đã được chứng minh có thể gây ra chứng ra mồ hôi khi ngủ bao gồm:
Thời kỳ mãn kinh
Đây là nguyên nhân rất phổ biến của tình trạng ra mồ hôi khi ngủ ở phụ nữ.
Những cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh có thể xảy ra ngay cả trong lúc ngủ khiến cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi vào thời gian này.
Những phụ nữ trẻ đã phẫu thuật cắt bỏ 2 buồng trứng hoặc trải qua quá trình hóa trị điều trị ung thư dẫn đến ngừng kinh nguyệt cũng có thể mắc phải chứng ra mồ hôi khi ngủ.
Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm hay tình trạng lo lắng quá mức trong thời kỳ mãn kinh cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hội chứng này.
Bốc hỏa là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mãn kinh
Rối loạn nội tiết
Ra mồ hôi hoặc thi thoảng xuất hiện những cơn đỏ bừng mặt có thể bắt gặp ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý nội tiết như u tủy thượng thận, hội chứng carcinoid và bệnh cường giáp.
Bệnh u tủy thượng thận khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hormone, làm tăng huyết áp và gây ra tình trạng ra mồ hôi khi ngủ, đau đầu cũng như mạch đập nhanh. Hầu hết những người mắc u tủy thượng thận đều thuộc độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.
Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc u tủy thượng thận là những người tăng huyết áp hoặc mắc một số rối loạn liên quan đến di truyền.
Ra mồ hôi khi ngủ vô căn
Ra mồ hôi khi ngủ vô căn là tình trạng các tuyến mồ hôi trong cơ thể tăng cường hoạt động một cách bất thường mà không do bất kỳ một nguyên nhân hay một vấn đề sức khỏe nào tác động.
Nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt là khi ngủ. Một số bệnh nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, viêm tủy xương có thể gây ra tình trạng này. Những bệnh nhiễm trùng khác hiếm gặp hơn đôi khi cũng dẫn đến chứng ra mồ hôi khi ngủ.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã cho thấy hơn 50% người mắc bệnh lao bị ra mồ hôi khi ngủ. Vi khuẩn lao phát triển trong phổi khiến người bệnh ho kéo dài, ho ra máu, sốt, mệt mỏi, chán ăn....
Ung thư
Ra mồ hôi khi ngủ là triệu chứng sớm của một số bệnh ung thư, nhưng phổ biến nhất là ung thư hạch, bắt đầu từ hệ thống miễn dịch của cơ thể như hạch bạch huyết, lá lách, tủy xương và tuyến ức....
Khoảng một 25% số người mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin bị sốt và đổ mồ hôi khi ngủ.
Thuốc
Rất nhiều loại thuốc được sử dụng đề điều trị các bệnh lý khác có thể gây ra chứng ra mồ hôi khi ngủ, trong đó nhóm thuốc chống trầm cảm là thuốc phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Theo thống kê có khoảng 8 – 22% số người sử dụng thuốc chống trầm cảm bị đổ mồ hôi khi ngủ.
Một số loại thuốc hạ sốt như acetaminophen, aspirin và ibuprofen cũng gây đổ mồ hôi khi ngủ nhưng thường không nghiêm trọng. Bên cạnh đó liệu pháp điều trị thay thế hormone và steroid như cortisone hay prednison cũng bị nghi ngờ gây ra tình trạng này.
Ngoài ra, một số thuốc trị tăng nhãn áp và khô miệng cũng kích thích tuyến mồ hôi của người bệnh hoạt động mạnh mẽ hơn, đặc biệt là vào ban đêm khi ngủ.
Ra mồ hôi khi ngủ có thể là tác dụng phụ của thuốc
Một số bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh
Mặc dù không phải là nguyên nhân hàng đầu tuy nhiên các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh bao gồm chứng khó đọc, tình trạng syringomyelia sau chấn thương, đột quỵ và bệnh lý thần kinh tự trị có thể khiến tuyến mồ hôi tăng cường hoạt động và gây ra chứng ra mồ hôi khi ngủ.
Với những chị em bị bốc hỏa do suy giảm nội tiết tố nữ (như tiền mãn kinh, mãn kinh) thì có thể tham khảo tìm hiểu sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, viên uống hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.
Viên uống hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ có chứa chiết xuất Kacip fatimah, chiết xuất mầm đậu nành, sữa ong chúa tươi, Đương quy, Ích mẫu, Thục địa, Ngưu tất, Xuyên khung… giúp hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ, giảm các triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, sạm da, yếu sinh lý do suy giảm nội tiết tố nữ.
Viên uống hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng khi bị bốc hỏa, ra mồ hôi khi ngủ…
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TỐ NỮ NHẤT NHẤT - Hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ Thành phần (cho 1 viên nén bao phim): |