Vết thương do kiến ba khoang đốt có để lại sẹo không?
MỤC LỤC
Đặc điểm vết thương do kiến ba khoang đốt trên da
Kiến ba khoang đốt có để lại sẹo không?
Cách phòng ngừa kiến ba khoang cắn
Cách phòng ngừa sẹo do kiến ba khoang đốt
Đặc điểm vết thương do kiến ba khoang đốt trên da
Kiến ba khoang thực chất không phải là kiến mà là một loài côn trùng có hình dạng tương tự loài kiến, mình thon, dài như hạt thóc, với các khoang màu da cam và đen xen kẽ. Người ta đặt tên cho nó dựa theo đặc điểm cơ thể, để phân biệt với những loài kiến khác.
Mặc dù loại kiến này rất hiền lành, không đốt hay cắn người nhưng nó vẫn là một trong những nỗi sợ đối với con người.
Trong dịch cơ thể của kiến ba khoang có chứa pederin, một loại chất độc gây phỏng rộp da và gây bệnh Paederus dermatitis, tình trạng viêm da khi bị côn trùng đốt.
Khi vô tình tiếp xúc với với kiến ba khoang, chất độc trong cơ thể nó có thể dính lên da, gây phồng rộp da và nổi nhiều nốt bóng giống như mụn nước. Khi gãi, các nốt bỏng này vỡ ra, gây lở loét và dẫn tới viêm da.
Vị trí tổn thương thường tập trung ở vùng đầu mặt, cổ,tay, chân hoặc hông lưng, dễ dàng lan ra các vùng da khác.
Đặc điểm của vết thương do kiến ba khoang đốt
Kiến ba khoang đốt có để lại sẹo không?
Chất độc trong cơ thể kiến ba khoang có độc tính cao gấp 12-15 lần độc rắn hổ, nhưng không gây chết người như nọc rắn do nồng độ thấp và lượng tiếp xúc rất ít.
Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng vết kiến cắn gây khó chịu, đau đớn và tổn thương nghiêm trọng cấu trúc da.
Vết cắn do kiến ba khoang gây ra rất dễ lây lan, nếu chăm sóc không cẩn thận, vết thương có thể có mủ, nhiễm trùng thậm chí gây sốt và bạch cầu tăng cao. Nếu bị nhiễm trùng, nguy cơ để lại sẹo rất cao.
Việc kiến ba khoang đốt có để lại sẹo hay không tùy thuộc vào tình trạng vết cắn, diện tích vùng da bị tổn thương và cách chăm sóc vết thương.
Các nốt phỏng đỏ, có dấu hiệu viêm da, cần phải được đánh giá và theo dõi điều trị bởi bác sĩ, vì đây thường là tổn thương nằm ở sâu trong lớp biểu bì, rất lâu lành và nguy cơ để lại sẹo rất cao.
Cách phòng ngừa kiến ba khoang cắn
Vết cắn của kiến ba khoang rất khó chăm sóc và dễ để lại sẹo thâm, gây mất thẩm
Mỹ vì vậy việc tốt nhất là cần tránh tiếp xúc và để kiến cắn. Các biện pháp phòng ngừa có ích bao gồm:
● Lắp đặt lưới chống côn trùng ở cửa sổ, cửa ra nhằm hạn chế kiến ba khoang xuất hiện
● Cắt cỏ, dọn dẹp rác, ngăn chặn kiến ba khoang trú ẩn
● Hạn chế dùng đèn huỳnh quang có ánh sáng xanh
● Mặc quần áo dài để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của kiến ba khoang
● Không dùng tay tiêu diệt kiến ba khoang bởi chất độc trong cơ thể chúng cũng có thể gây tổn thương da
● Phun thuốc định kỳ, dùng tinh dầu từ nguyên liệu thiên nhiên nhằm xua đuổi côn trùng xuất hiện ở nơi sinh sống.
Biện pháp phòng tránh kiến ba khoang đốt
Cách phòng ngừa sẹo do kiến ba khoang đốt
Khi bị kiến ba khoang đốt, việc điều trị vết thương đúng cách là rất quan trọng để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng, phòng tránh để lại sẹo.
Rửa sạch vết thương
Vệ sinh vết thương sạch sẽ với nước và xà phòng: Ngay sau khi bị đốt, rửa sạch vết thương bằng nước và xà phòng nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
Giảm đau và ngứa
Chườm lạnh: Có thể sử dụng một chiếc khăn sạch để bọc đá lạnh và chườm lên vùng bị đốt trong khoảng 10-15 phút để giảm nhanh chóng kích ứng, giảm sưng đau và làm dịu da.
Sử dụng thuốc: các thuốc chống ngứa tại chỗ hoặc thuốc uống, thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol được sử dụng để cải thiện triệu chứng.
Không gãi lên vết đốt
Không gãi mạnh, chà xát, làm trầy xước, nặn mụn nước để tránh làm tổn thương lan rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dưỡng ẩm và bảo vệ vết thương
Sử dụng kem bôi dưỡng ẩm: thoa một chút kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ kháng sinh (như Neosporin) lên vết thương để bảo vệ, tránh vết thương bị bụi bẩn và nhiễm trùng. Lớp màng ẩm cũng cung cấp môi trường thuận lợi cho việc làm lành và phục hồi vết thương.
Băng vết thương: trong các trường hợp tổn thương diện rộng, hoặc ở vị trí dễ nhiễm bẩn, công việc ra nhiều mồ hôi, có thể sử dụng băng gạc để bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.
Tránh để vết thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây thâm da
Hạn chế trang điểm hay sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất gây kích ứng da
Theo dõi tình trạng vết thương
Vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra tình trạng vết thương hàng ngày, đặc biệt là khi có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng to, mưng mủ hoặc sốt.
Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Uống nhiều nước giúp cơ thể thải độc, bổ sung độ ẩm cần thiết cho sự tái tạo tế bào da mới;
Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, E, và khoáng chất như kẽm, sắt và magie… giúp vết thương phục hồi nhanh chóng;
Kem bôi da từ thảo dược
Kem bôi da chiết xuất từ thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau, giúp làm dịu kích ứng và viêm da, ngăn ngừa phồng rộp, sưng tấy do côn trùng đốt.
Các thành phần dược liệu cung cấp các chất cần thiết, hỗ trợ tái tạo da, làm liền các vùng da tổn thương, thúc đẩy quá trình lên da non, giúp nhanh chóng liền vết thương và ngăn ngừa sẹo.
Vệ sinh vết thương hàng ngày và bôi kem không chỉ bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng và bụi bẩn đồng thời cung cấp điều kiện thích hợp cho việc tái tạo biểu bì, hạn chế hình thành sẹo thâm.
Nếu bị kiến ba khoang đốt, bạn có thể sử dụng kem bôi da từ thảo dược để phòng ngừa sẹo.
Kem Nhất Nhất
Thành phần:
Nghệ vàng, Kim ngân hoa, hạt gấc, lá đào, diếp cá, dền gai, lô hội, dầu mè.
Phụ liệu: Sáp ong vàng, Glycerin, Glyceryl monostearate, Ceteareth-25, Shea butter, Sodium carboxymethyl cellulose, Panthenol, Methyl paraben, Propyl paraben.
Công dụng:
Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
Làm dịu viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa.
Làm giảm nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân.
Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương.
Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền vùng tổn thương, chóng lên da non, giúp ngăn ngừa sẹo. Làm giảm giời leo (zona), sưng tấy do côn trùng đốt.
Cách dùng:
Viêm da, tróc vảy, dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, nấm ngứa trên thân, bẹn, bàn tay, bàn chân, kẽ tay, kẽ chân, ngón móng tay, ngón móng chân, zona, sưng tấy do côn trùng đốt: bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1-3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Vết thương, vết bỏng rộng, nặng: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, sau đó phết 1 lớp kem dầy 1-3mm lên miếng gạc rồi băng vào vết thương. Cứ 12 giờ rửa lại vết thương và thay kem 1 lần.
Vết thương, vết bỏng trung bình: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương rồi phết 1 lớp kem mỏng khoảng 0,5mm lên gạc và băng lại để giữ kem. Cứ 12 giờ lại rửa vết thương và thay kem 1 lần. Khi thấy vết thương hết viêm nhiễm, bắt đầu lên da non thì bỏ băng để vết thương hở, thoáng cho bệnh nhân nhanh lành.
Vết thương, vết bỏng nhẹ: rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, để cho khô, bôi kem trực tiếp lên vết thương và để hở cho thoáng. Ngày bôi 1-3 lần.
Chú ý: khi vết thương, bỏng đã khô, lên da non thành 1 màu đỏ có các hạt nhỏ li ti thì không được bôi, băng (như lúc đầu) mà mỗi ngày chỉ bôi nhẹ 1 lần như bôi kem dưỡng da là được. Bôi cho đến khi vùng bị bệnh trở lại làn da bình thường thì ngưng.
Chống chỉ định: Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của kem.
Cảnh báo và thận trọng:
- Để xa tầm tay trẻ em. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Sản phẩm này chỉ dùng bên ngoài, không được nuốt.
- Thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 tuýp x 5g; Hộp 1 tuýp x 10g
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời.
Hạn dùng:
36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. Cụm CN Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
Điện thoại: 1800 6689 (Trong giờ hành chính) Fax: 0272 3817337
|