Thứ bảy, 27/04/2024 | 08:38
RSS

Giá hồ tiêu hôm nay 28/3: Không ngừng sụt giảm, thị trường ảm đạm

Thứ năm, 28/03/2019, 10:38 (GMT+7)

Giá hồ tiêu hôm nay ngày 28/3 khác với diễn biến ổn định của tuần trước, giá hồ tiêu nguyên liệu trong nước tuần này hiện đã ghi nhận phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp.

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt giảm 500 đồng ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Đồng Nai. Tính chung toàn vùng, giá tiêu dao động trong khoảng 44.000 - 46.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang có mức giá cao nhất 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) giảm 500 đồng ở mức 45.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai có giá 44.000 đồng/kg. Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) có giá giá 44.000 đồng/kg. Bình Phước giá tiêu giảm 500 đang giữ ở mức 45.500 đồng/kg, theo số liệu từ Thời báo chứng khoán Việt Nam

Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến thị trường giá nông sản tại Việt Nam. Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với cà phê.

Giá hồ tiêu hôm nay 28/3: Không ngừng sụt giảm, thị trường ảm đạm
Giá hồ tiêu nguyên liệu trong nước đã có phiên giảm thứ ba liên tiếp.

Giá hạt tiêu toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại do điều kiện khí hậu bất lợi và lũ lụt ở bang Kerala và Karnataka của Ấn Độ nên không đáp ứng được kì vọng ban đầu. Tuy nhiên, do nguồn cung hạt tiêu từ Việt Nam đang khá dồi dào sẽ hạn chế đà tăng giá của mặt hàng này, theo tin tức trên Vietnambiz.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hạt tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá hạt tiêu trong nước. Bên cạnh đó, các nước trồng hạt tiêu khác như Brazil, Campuchia cũng tăng diện tích. Tồn kho năm này qua năm khác dồn ứ khiến nguồn cung dư thừa so với nhu cầu.

 

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN