Chủ nhật, 19/01/2025 | 10:14
RSS

Giá hồ tiêu hôm nay 26/3: Bất ngờ giảm mạnh 500 - 1.000 đồng/kg

Thứ ba, 26/03/2019, 11:41 (GMT+7)

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam giảm 500 - 1.000 đồng so với hôm qua. Trong đó, giá tiêu Đắk Nông và Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận mức giảm mạnh nhất.

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam giảm 500 - 1.000 đồng so với hôm 25/3. Trong đó, giá tiêu tỉnh Đắk Nông và Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận mức giảm 1.000 đồng/kg xuống lần lượt 45.000 và 46.000 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá tiêu dao động trong khoảng 44.500 - 46.000 đồng/kg, theo thông tin từ Vietnambiz.

Cụ thể, giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang cao nhất toàn miền với giá 46.000 đồng/kg. Tương tự giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) ở mức 45.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai có giá 44.500 đồng/kg. Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) giữ mức giá 44.500 đồng/kg. Bình Phước giá tiêu ở mức 45.500 đồng/kg.

Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến thị trường giá nông sản tại Việt Nam Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với cà phê.

Giá hồ tiêu hôm nay 26/3: Bất ngờ giảm mạnh 500 - 1.000 đồng/kg
Giá hồ tiêu bất ngờ giảm mạnh 500 - 1.000 đồng/kg trong phiên giao dịch hôm nay.

10 ngày giữa tháng 3/2019, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước tăng mặc dù hiện đang vào vụ thu hoạch. Chốt phiên giao dịch ngày 19/3/2019, giá hạt tiêu đen trong nước tăng từ 3,4 – 4,6% so với ngày 9/3/2019, so với ngày 19/02/2019 tăng từ 2,2 – 3,5%, lên mức thấp nhất là 45.500 VNĐ/kg tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai – mức cao nhất là 47.000 VNĐ/kg tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong khi đó, giá hạt tiêu trắng ở mức 73.000 VNĐ/kg, ổn định so với 10 ngày đầu tháng 3/2019, nhưng thấp hơn so với mức 97.000 VNĐ/kg cùng kỳ năm 2018.

Ngày 18/3/2019 giá hạt tiêu đen loại 500g/l xuất khẩu tăng 2,3% so với ngày 8/3/2019, lên mức 2.225 USD/tấn, trong khi đó giá hạt tiêu đen loại 550g/l xuất khẩu cùng tăng 2,2% so với ngày 8/3/2019, lên mức 2.325 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 1,4% so với ngày 8/3/2019, lên mức 3.525 USD/tấn, so với ngày 19/2/2019 tăng 0,7%.

Theo Thời báo chứng khoán Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ ITC, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc năm 2018 đạt gần 87.700 tấn, trị giá 137,87 triệu USD, tương đương tăng trưởng tới 659% về lượng và 271,4% về trị giá so với năm 2017. Tuy nhiên năm 2018, giá tiêu nhập khẩu bình quân của Trung Quốc chỉ đạt mức 1.572 USD/tấn, giảm tới 51,1% so với năm 2017. Trong đó, giá nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ nhiều nguồn cung giảm.

Cụ thể, giá tiêu nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh 69,7%, xuống còn 1.242 USD/tấn; từ Malaysia giảm 26%, xuống mức 4.593 USD/tấn; từ Indonesia giảm 40,8%, xuống còn 4.014 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu nhập khẩu từ Ấn Độ năm 2018 tăng 14,8%, lên mức 1.709 USD/tấn.

Năm 2018, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc với tốc độ nhập khẩu ghi nhận mức cao kỉ lục, tăng tới gần 100,7 lần về lượng và tăng gần 32 lần về trị giá so với năm 2017. Nhờ vậy, thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc tăng từ 4,8% năm 2017 lên 68,1% năm 2018.

Ngoài ra, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Ấn Độ năm 2018 tăng 224,1% về lượng lên 22.700 tấn và tăng 272,1% về trị giá so với năm 2017 lên 38,81 triệu USD. Trong khi đó, nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Malaysia năm 2018 chỉ đạt 2.600 tấn với trị giá 12,34 triệu USD, giảm 5,8% về lượng và giảm 26% về trị giá. Thị phần hạt tiêu của Malaysia trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc cũng giảm mạnh từ 18,3% năm 2017, xuống còn 3,1% thị phần năm 2018.

Theo dõi số liệu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc, Cục Xuất khẩu cho hay nhu cầu nhập khẩu mặt hàng hạt tiêu của nước này ngày càng tăng. So với các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Brazil thì mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh khá lớn bởi giá thành sản phẩm thấp hơn và lợi thế về vị trí địa lí.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN