Theo Thời báo chứng khoán Việt Nam giá tiêu hôm nay 19/3, khu vực Tây Nguyên và miền Nam tăng 500 đồng tại Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu. Giá tiêu được dự báo là đang trong đà tăng trưởng trở lại. Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 45.000 – 47.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) tăng 500 đồng ở mức 47.000 đồng/kg. Tương tự giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) ở mức 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai ồng có giá 45.500 đồng/kg. Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) giữ mức giá 45.000 đồng/kg. Bình Phước giá tiêu ở mức 45.500 đồng/kg.
Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến thị trường giá nông sản tại Việt Nam.
Giá tiêu trong nước tiếp tục khởi sắc khi tăng mạnh 500 đồng/kg vào phiên thứ hai liên tiếp.
Theo Vietnambiz, tháng 2/2019, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng biến động không đồng nhất (tùy từng thị trường) so với tháng 1/2019.
Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 26/2/2019 giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 6,7% so với ngày 31/1/2019, xuống còn 2.617 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tại cảng Pangkal Pinang của Indonesia xuất khẩu giảm 0,4%, xuống còn 4.218 USD/tấn.
Tại sàn Kochi Ấn Độ, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 5,4% so với ngày 31/1/2019, xuống còn 4.955 USD/tấn. Tại cảng Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26/2/2019 giá hạt tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l giảm lần lượt 6,9% và 5,5% so với ngày 31/1/2019, xuống mức 2.025 USD/tấn và 2.150 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 6,4% so với cuối tháng 1/2019, xuống còn 3.300 USD/tấn.
Tại Brazil, ngày 26/2/2019 giá hạt tiêu đen duy trì ổn định ở mức 2.250 USD/tấn kể từ ngày 9/1/2019. Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 26/2/2019 giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu cùng tăng 0,4% so với ngày 31/1/2019, đạt lần lượt 3.037 USD/tấn và 4.606 USD/tấn.
Trận lụt năm 2018 đã phá hủy vụ hồ tiêu tại Ấn Độ. Hạn hán sau đó cũng khiến tình hình không thuận lợi. Dịch bệnh ảnh hưởng đến cây tiêu và giá giảm mạnh làm mọi việc trở nên phức tạp hơn.
"Sản lượng hạt tiêu giảm sau khi lũ lụt. Hạn hán gây ra các bệnh nấm như héo nhanh và héo mềm", theo ông Kishore Shamji Kuruwa, người đứng đầu Hiệp hội Thương nhân, Nông dân, Nhà sản xuất và Người trồng Hạt tiêu và Gia vị Ấn Độ.
Sản lượng hạt tiêu đen trung bình tại Ấn Độ trong hai năm trước là khoảng 18.000 - 22.000 tấn, gồm 12.000 - 13.000 tấn ở Idukki và 5.000 - 7.000 tấn ở Wayanad. Tuy nhiên, sản xuất đã giảm còn 75 - 80% ở Wayanad và 25 - 30% ở các huyện của Idukki trong mùa này, ông Kishore Shamji Kuruwa cho hay.