Thứ bảy, 27/04/2024 | 12:19
RSS

Giá hồ tiêu hôm nay 16/3: Trung bình ở mức 44.500 đồng/kg

Thứ bảy, 16/03/2019, 14:52 (GMT+7)

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam tiếp tục đi ngang, hiện giá tiêu trung bình ở mức 44.500 đồng/kg.

Theo Thời báo chứng khoán Việt Nam  giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) ở mức 46.000 đồng/kg. Tương tự giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước ở mức 45.500 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai có giá 45.000 đồng/kg. Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) có giá 44.000 đồng/kg. Bình Phước giá tiêu ở mức 45.500 đồng/kg.

Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến thị trường giá nông sản tại Việt Nam.

Giá hồ tiêu hôm nay 16/3: Trung bình ở mức 44.500 đồng/kg
Giá tiêu hiện vẫn đi ngang, chưa có diễn biến mới.

Theo Vietnambiz, trên thị trường thế giới, giá tiêu tại Ấn Độ đã giảm mạnh. Trong vòng một tuần, giá một tạ hạt tiêu đã giảm còn 1.400 rupee, giảm 200 rupee/ngày. Điều này khiến nông dân Ấn Độ rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Kể từ tháng trước, giá tiêu đã giảm 30 rupee/kg. Việc giá giảm là do vụ mùa thu hoạch ở bang Karnataka và Tamil Nadu (Ấn Độ). Đồng thời, các thương nhân cho rằng giá tiêu giảm mạnh là do nguồn cung dồi dào từ Việt Nam trên thị trường.

Sản lượng tiêu dự kiến đạt 70.000 tấn trong năm nay. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu bất lợi và lũ lụt ở bang Kerala và Karnataka không đáp ứng được kì vọng ban đầu. Theo ước tính hiện tại, sản lượng tiêu đạt 50.000 tấn. Theo qui luật thị trường, khi sản xuất giảm giá sẽ tăng. Mặc dù vậy, theo tình hình hiện tại, sản xuất đi xuống đồng thời giá cũng giảm mạnh.

Các thương nhân cũng phàn nàn về việc nhập khẩu tiêu với số lượng lớn từ Nepal ở các bang phía bắc Ấn Độ. Ông Kishore Shyamji, một thương nhân hồ tiêu, cho rằng sản lượng tiêu xuất xứ từ Việt Nam đến nước này quá lớn và cách để cứu vãn tình trạng khủng hoảng giá cho người nông dân là hạn chế sản lượng nhập khẩu.

Các biện pháp kiểm soát việc nhập khẩu của chính phủ trở nên vô ích. Điều chỉnh giá đối với các loại gia vị nhập khẩu được kì vọng sẽ giúp ích cho nông dân nhưng điều đó đã không xảy ra và việc nhập khẩu tiêu vẫn tiếp tục diễn ra với mức giá rất cao.

"Việc giá tiêu giảm liên tục là một trở ngại lớn cho người dân. Chính phủ nên can thiệp để cải thiện tình trạng khủng hoảng này", ông Shyamji nhấn mạnh.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN