Cụ thể, giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang cao nhất toàn miền với giá 47.000 đồng/kg. Tương tự giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) ở mức 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai có giá 45.500 đồng/kg. Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) giảm 500 đồng/kg, xuống còn 44.500 đồng/kg. Bình Phước giá tiêu ở mức 46.500 đồng/kg, theo Thời báo chứng khoán Việt Nam đưa tin.
Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến thị trường giá nông sản tại Việt Nam. Giá cả thị trường nông sản như hồ tiêu, cà phê tăng sẽ giúp người nông dân gắn bó với cà phê.
Giá hồ tiêu trong nước vẫn tiếp tục đi ngang kể từ giữa tuần trước.
Khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 2 năm 2019 ước đạt 12 nghìn tấn, với giá trị đạt 35 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 2 tháng đầu năm 2019 đạt 31 nghìn tấn và 92 triệu USD, tăng 4,3% về khối lượng nhưng giảm 20,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018, theo thông tin trên Vietnambiz.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2019 đạt 2.943 USD/tấn, giảm 26,4% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2019 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan và Hà Lan với 42,3% thị phần.
Nhà xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới là Việt Nam, nơi người nông dân đã chuyển đổi từ những giống cây trông phổ biến trước đó, như cà phê sang hạt tiêu. Hạt tiêu của Việt Nam được bán trên khắp thế giới, nhưng ít xuất hiện tại Ấn Độ, khi Chính phủ quốc gia này đưa ra mức giá cố định đối với hạt tiêu cao hơn giá bán trên các thị trường khác.
Vì điều đó, các thương nhân sẽ thu được lợi nhuận cao khi bán hạt tiêu Việt Nam với giá tại Ấn Độ, nếu có thể tránh được thuế quan cao và mức giá nhập khẩu tối thiểu của quốc gia Nam Á. Và một số thương nhân đang làm như vậy. Họ nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Sri Lanka, dán nhãn lại cho lô hàng, và bán chúng tại Ấn Độ để thu về lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với việc xuất khẩu trực tiếp sang quốc gia rộng lớn và yêu thích hạt tiêu.
Hàng trăm mẫu đất trồng tiêu tại Ấn Độ đang bị đe dọa bởi bệnh héo nhanh do tình trạng hạn hán vẫn còn phổ biến.
"Tôi đã trồng lại những cây tiêu trên ba mẫu đất vào 4 năm trước, trong đó những cây trên một mẫu đất đã bị tàn phá bởi bệnh héo nhanh", ông George, một nông dân từ Nadavayal ở Wayanad cho biết. Dịch bệnh này lan truyền rộng rãi trong tình trạng gần như hạn hán sau lũ lụt, ông nói. Ông George đã chi hơn 4,5 triệu rupee để trồng tiêu.
Theo Reji Thomas, một nông dân từ Vazhavatta, ông đã thu về 3 tạ hạt tiêu đen từ hai mẫu đất của mình nhưng hầu hết các cây đã bị phá hủy nhanh chóng. Giá hạt tiêu đã giảm từ 760 rupee/kg trong năm 2016 xuống còn 400 rupee vào năm ngoái. Hôm 15/3, giá hạt tiêu tại cổng nông trại ở Wayanad là 300 - 310 rupee.
"Giá tiêu tại cửa nông trại đã đạt 500 rupee trong cùng kì năm ngoái", ông M.C. Abdu, một đại lý hồ tiêu ở Wayanad, cho hay.