Theo ghi nhận giá gas hôm nay 3/5/2025 ở trong nước tháng 5 tiếp tục giảm kể từ ngày 1/5. Theo đó, với loại bình gas 12kg, các hãng gas sẽ giảm giá với mức giảm hơn 7.000 đồng/bình. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2024 tại thị trường Hà Nội là 448.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.795.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.100 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động Tỷ giá USD nên ở trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Giá gas hôm nay 3/5/2024. Ảnh minh họa.
Theo ghi nhận phiên giao dịch sáng 3/5/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới giảm 0,25% xuống mức 2,02 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024.
Giá khí đốt dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi châu Âu hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa Đông tới. Bên cạnh đó, tình trạng ngừng hoạt động ngoài kế hoạch ở Na Uy trong mùa Hè, nhu cầu khí đốt tự nhiên cao hơn ở châu Á và việc chấm dứt thỏa thuận vận chuyển khí đốt hiện tại đối với khí đốt qua đường ống của Nga qua Ukraine vào cuối năm 2024 có thể làm giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu và thúc đẩy giá cả tăng cao.
Những bất ổn về thời tiết vào mùa Đông tới - sau hai mùa Đông tương đối ôn hòa - cũng đang khiến thị trường luôn lo lắng, bất chấp thực tế là châu Âu đã vượt qua mùa Đông 2023 - 2024 với mức khí đốt cao nhất được ghi nhận.
Theo trang Oilprice, giá khí đốt tăng dường như được kích hoạt bởi những lo ngại về việc chấm dứt dòng khí đốt của Nga. Năm 2019, Nga và Ukraina đã ký thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua đường ống kéo dài 5 năm để cung cấp khí đốt cho châu Âu.
Cả hai nước vẫn tiếp tục tôn trọng hợp đồng mặc dù Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina trong hai năm nay. Nhưng hợp đồng này sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev báo hiệu không có ý định gia hạn.
Hiện, châu Âu ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu LNG để cung cấp khí đốt sau khi mất một phần lớn khí đốt qua đường ống của Nga sau khi Moscow dừng dòng chảy sang một số nước EU và phá hoại đường ống Nord Stream.
EU đã cảnh báo các nước thành viên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong trường hợp vừa mất khí đốt Nga vừa có mùa đông khắc nghiệt.