Chủ nhật, 16/06/2024 | 03:29
RSS

Giá gas hôm nay ngày 23/5/2024: Thế giới quay đầu giảm

Thứ năm, 23/05/2024, 09:30 (GMT+7)

Giá gas hôm nay ngày 23/5/2024 ghi nhận thị trường thế giới quay đầu giảm, trong nước vẫn giữ giá giảm từ ngày 1/5.

Giá gas hôm nay ngày 23/5/2024 ở thị trường trong nước

Theo ghi nhận giá gas hôm nay 23/5/2024 ở thị trường trong nước vẫn giữ vững giá giảm từ ngày 1/5. 

Cụ thể, với loại bình gas 12kg, các hãng gas sẽ giảm giá với mức giảm hơn 7.000 đồng/bình. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.

Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2024 tại thị trường Hà Nội là 448.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.795.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.100 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).

Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động Tỷ giá USD nên ở trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.

Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 3 lần tăng (tháng 1, tháng 2, tháng 3) và 2 lần giảm (tháng 4, tháng 5).

Giá gas hôm nay ngày 23/5/2024: Thế giới quay đầu giảm

Giá gas hôm nay ngày 23/5/2024 trên thị trường thế giới

Theo ghi nhận giá gas hôm nay trên thị trường thế giới quay đầu giảm 0,39%% ở mức 2,78 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024.

Giá khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 12, do các nhà nhập khẩu trong khu vực tiếp tục giành lấy các chuyến hàng để giao trong những tháng mùa hè.

Theo các nhà giao dịch am hiểu vấn đề này, giá LNG chuẩn Bắc Á được giao dịch ở mức khoảng 11,5 USD/một triệu đơn vị nhiệt Anh. Giá đã tăng hơn 10% trong tuần qua.

Động thái của các nhà nhập khẩu châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm bổ sung lượng khí đốt dự trữ trước mùa hè ở Bắc bán cầu, đang làm nguồn cung thắt chặt thêm do sự gián đoạn tại các cơ sở ở Malaysia và Australia. Một đợt nắng nóng khắp Đông Nam Á đã thúc đẩy nhu cầu LNG, và thậm chí các nhà nhập khẩu ở Ấn Độ - nơi khí đốt chỉ đóng vai trò nhỏ trong cơ cấu năng lượng - cũng đang mua hàng.

Không rõ việc mua này sẽ tiếp tục trong bao lâu, vì giá tăng đồng nghĩa với việc các nguồn năng lượng thay thế hiện có hiệu quả hơn về mặt chi phí ở các thị trường mới nổi. Các công ty Trung Quốc có thể lựa chọn khí đốt nội địa rẻ hơn, trong khi các ngành công nghiệp Ấn Độ có thể lựa chọn các sản phẩm dầu mỏ thay vì LNG.

Thúy Vũ (Tổng hợp)
Theo Tạp chí du lịch Thành phố Hồ Chí Minh