Giá gas hôm nay 21/5 ở thị trường trong nước vẫn giữ vững giá giảm từ ngày 1/5.
Cụ thể, với loại bình gas 12kg, các hãng gas sẽ giảm giá với mức giảm hơn 7.000 đồng/bình. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.
Cụ thể, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 5/2024 tại thị trường Hà Nội là 448.800 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.795.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt giảm 7.300 đồng/bình 12 kg và 29.100 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).
Giá gas hôm nay 21/5/2024. Ảnh minh họa.
Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 5 ở mức 582,5 USD/tấn, giảm 35 USD/tấn so với tháng 4 và cũng như biến động Tỷ giá USD nên ở trong nước thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng.
Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá gas trong nước đã có 3 lần tăng (tháng 1, tháng 2, tháng 3) và 2 lần giảm (tháng 4, tháng 5).
Theo ghi nhận ở phiên giao dịch sáng 21/5/2024, giá gas hôm nay tại thị trường thế giới tăng 0,33% ở mức 2,72 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2024.
Dự báo nhiệt độ trên trung bình ở Đông Nam Á và Trung Quốc trong những tuần tới đã thúc đẩy giới đầu tư mua LNG giao ngay nhiều hơn, khiến giá khí đốt giao ngay ở châu Á trong tuần vừa qua lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 1.
Giá LNG giao ngay trung bình tới Đông Bắc Á giao tháng 7 đã tăng trong tuần trước lên 10,90 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu), theo ước tính từ các nguồn tin trong ngành được Reuters trích dẫn.
Giá LNG giao ngay trung bình tuần vừa qua ở châu Á cao hơn mức trung bình của tuần trước đó là 10,50 USD/MMBtu và là mức cao nhất kể từ ngày 5/1/2024.
Tại châu Âu, hợp đồng tương lai TTF của Hà Lan, chuẩn cho giao dịch khí đốt của châu Âu, được hỗ trợ bởi nhiệt độ trên mức trung bình ở một số khu vực ở Tây Âu, kế hoạch bảo trì sắp tới tại mỏ khí Troll khổng lồ ngoài khơi Na Uy và sự suy giảm sản lượng điện gió.
Vào cuối tháng trước, các nhà quản lý danh mục đầu tư đã tăng đặt cược giá lên cho khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu lên mức cao nhất trong sáu tháng, dự kiến sẽ tiếp tục biến động khi châu Âu hiện đang bắt đầu dự trữ nguồn cung cho mùa đông tới.
Giới quan sát lo ngại rằng, tình trạng gián đoạn bất ngờ ở Na Uy trong mùa hè, nhu cầu khí đốt tự nhiên cao hơn ở châu Á và việc chấm dứt thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua đường ống của Nga trung chuyển qua Ukraine vào cuối năm 2024 có thể làm giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu và đẩy giá tăng.