Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:08
RSS

Giá cà phê hôm nay ngày 15/7: Quay đầu giảm nhẹ tại cả 2 thị trường trong nước và thế giới

Thứ tư, 15/07/2020, 08:00 (GMT+7)

Giá cà phê hôm nay 15/7, giá cà phê Robusta tại sàn giao dịch Lodon bất ngờ giảm sau phiên bật tăng đầu tuần, giá cà phê Tây Nguyên, miền Nam giảm nhẹ.

Giá cà phê trong nước hôm nay 15/7

Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 15/7, Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Nam vẫn duy trì ngưỡng 32.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 31.400 – 32.200 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc (Lâm Đồng) hiện ở mức 31.400 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà cũng tăng lên mức 31.300 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Cư M'gar, Ea H'leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) ở mức 31.700 – 31.800 đồng/kg.

Tương tự, giá cà phê tại Gia Lai (Chư Prông, Pleiku và Ia Grai) hôm nay có giá giao dịch 32.100 - 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông gồm Đắk R'lấp, Gia Nghĩa bánh quanh mức 31.700 -  31.800 đồng/kg.

Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) hôm nay quanh mức 31.900 đồng/kg.

Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 33.700 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay ngày 15/7: Quay đầu giảm nhẹ tại cả 2 thị trường trong nước và thế giới

Giá cà phê thế giới hôm nay 15/7

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê thị trường thế giới ghi nhận giảm mạnh, theo đó giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2020 giảm 9 USD/tấn (tương đương mức giảm 0,74%) giao dịch ở mức 1.215 USD/tấn.

Trong khi đó tại sàn New York ở Mỹ, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2020 cũng tăng 1,25 cent/lb (mức giảm 1,28%) giao dịch ở mức 98,65 cent/lb.

Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) báo cáo xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 8 tháng đầu của niên vụ cà phê hiện tại 2019/2020 chỉ đạt tổng cộng 83,81 triệu bao 60kg, giảm 4,7% so với 8 tháng đầu của niên vụ cà phê 2018/2019 trước đó.

Bên cạnh đó, tại Nam Mỹ, người trồng cà phê có thể phải hoãn thu hoạch trong năm nay và hạn chế lượng người lao động thuê vì đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan, đe doạ giảm lượng cà phê chất lượng cho xuất khẩu trong mùa vụ năm nay, theo Reuters.

Ngoài ra, nông dân, thương nhân cà phê và nhà nhập khẩu ở các quốc gia tiêu thụ hàng đầu lo ngại virus chưa lên đến đỉnh điểm ở Brazil hoặc Colombia, và việc đưa người lao động lại cùng một chỗ cho thu hoạch dấy lên rủi ro dịch bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Minh Hồng (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN