Thứ bảy, 20/04/2024 | 01:14
RSS

Giá cà phê hôm nay 4/7: Tăng nhẹ trở lại 200 đồng/kg

Thứ năm, 04/07/2019, 09:08 (GMT+7)

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê nguyên liệu tăng 200 đồng, hiện giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 33.200 – 34.500 đồng/kg.

Tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê nguyên liệu tăng 200 đồng, hiện Giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 33.200 – 34.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 33.200 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 33.300 đồng/kg. Giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 34.300 – 34.500 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 34.300 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 34.500 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 34.200 đồng/kg.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London tăng. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 11 USD/tấn (mức tăng 0,75%) đứng ở mức 1.484 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 tăng 4 USD/tấn (mức tăng 3,53%), đứng ở mức 117,35 cent/lb.

Giá cà phê hôm nay 4/7: Tăng nhẹ trở lại 200 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay tăng nhẹ trở lại.

Theo Hiệp hội Công nghiệp cà phê Brazil (ABIC), giá cà phê kỳ hạn thế giới sẽ duy trì ở mức thấp trong vài tháng tới, cho đến khi kết quả thu hoạch vụ mùa mới năm nay ở Brazil trở nên rõ ràng hơn.

Theo Hội đồng Xuất khẩu Cà phê Brasil (Cecafé), lũy kế xuất khẩu 9 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại, từ tháng 7/2018 đến tháng 3/2019, đã tăng tới 30,3% so với cùng kỳ niên vụ cà phê trước đó, đạt kết quả cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Trong đó, xuất khẩu cà phê Arabica đạt 25,5 triệu bao, tăng 22,5% và xuất khẩu cà phê Robusta tăng mạnh 752,9% lên 2,503 triệu bao, thông tin từ Bộ NN&PTNT Việt Nam cho biết.

Hiện tại, giá cà phê quá thấp do doanh số bán mạnh từ Brazil, đồng tiền của nước này thấp hơn đáng kể so với đồng USD thúc đẩy doanh số bán ra. Nông dân tại Việt Nam không muốn bán ở mức giá thấp này.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, mặc dù là thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Hàn Quốc, nhưng rất ít người dân nước này biết đến thương hiệu cà phê Việt Nam, hoặc một số ít người tiêu dùng biết đến thương hiệu cà phê hòa tan G7.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, người dân nước này thường ưu tiên lựa chọn các thương hiệu mà họ biết đến. Do đó, ngành cà phê Việt Nam cần tập trung xây dựng thương hiệu Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài ngày càng gay gắt.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN