Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.700 - 31.500 đồng/kg, không đổi so với hôm 22/4. Trong đó, Giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng. Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 32.300 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 30.700 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 30.600 đồng/kg. Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 31.300 – 31.600 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 31.500 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 31.300 đồng/kg. Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 31.200 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang tăng.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang tăng, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 tăng 4 USD (mức tăng 0,28%) đứng ở mức 1416 USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 3/2019 giảm ,3 USD (mức giảm 3,55%) đứng ở mức 89,65 cent/lb.
Giá cà phê hôm nay đi ngang sau chuỗi ngày giảm.
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 18/4, giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2019 trên sàn London đi ngang ở mức 1.386 USD/tấn. Giá cà phê arabica phục hồi 4% lên 90,7 UScent/pound.
Vào đầu năm, các chuyên gia phân tích dự báo sản lượng cà phê Brazil có thể giảm do chịu tác động của thời tiết không thuận lợi. Thêm vào đó, hoạt động trồng cà phê của quốc gia này vẫn luôn tuân theo chu kì hai năm, với một năm sản lượng lớn theo sau một năm sản lượng thấp vì cây cà phê cần phục hồi.
Đến cuối quý I/2019, thời tiết khô hạn tiếp tục diễn ra tại các vùng phía Đông Bắc Brazil, Mexico và một số quốc gia Trung Mỹ. Thời tiết nắng nóng ảnh hưởng xuất đến chất lượng hạt cà phê Brazil.
Đại diện hợp tác xã cà phê robusta lớn nhất Brazil cho biết hạt cà phê bị cháy trong điều kiện nắng nóng và thiếu mưa. quả cà phê tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời làm mất nước, ngăn chặn sự phát triển của hạt. Quả tiếp xúc nhiều với ánh nắng làm mất nước, ngăn sự phát triển của hạt.
Tương tự, tại Ấn Độ, hậu quả của đợt mưa lũ hồi tháng 8 – 9/2018 đối với vụ mùa cà phê niên vụ 2018 – 2019 kéo dài đến năm nay. Nhiều đồn điền cà phê bị cuốn trôi. Coorg, vùng sản xuất cà phê lớn nhất ở Ấn độ, bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt, sản lượng giảm 60%.
Điển hình tại Ethiopia, nhiều nông dân không còn động lực sản xuất cà phê do giá quá thấp, trong khi đó chi phí trồng trọt, chăn sóc tồn kém. Hầu hết cà phê của họ được xuất khẩu với số lượng lớn là cà phê xanh chưa rang, với các quy trình làm tăng giá trị được thực hiện sau đó tại các quốc gia tiêu thụ cà phê. Ethiopia chủ yếu xuất khẩu cà phê sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản Niên vụ 2018 – 2019, Chính phủ Ethiopia dự báo sản lượng cà phê có thể đạt 600.000 tấn.