Chủ nhật, 19/01/2025 | 07:20
RSS

Đứng 1 chân, bài test giúp cả gia đình sớm tìm ra căn bệnh quái ác

Thứ sáu, 22/11/2019, 10:43 (GMT+7)

Chỉ bằng thao tác đứng 1 chân trong khoảng 1 phút sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra nguy cơ đột quỵ trong tương lai. Từ đó, sớm có biện pháp bảo vệ sức khỏe.

Kiểm tra đột quỵ bằng cách đứng 1 chân 

Theo thống kê, độ tuổi 40-45 chiếm đến 1/3 số ca đột quỵ và tỷ lệ nam giới đột quỵ luôn nhiều gấp 4 lần nữ giới.

Đứng 1 chân, bài test giúp cả gia đình sớm tìm ra căn bệnh quái ác
Đứng 1 chân giúp bạn sớm phát hiện căn bệnh đột quỵ. Ảnh minh họa

Cụ thể, bạn hãy thử bài tập đứng trên 1 chân để kiểm tra sức khỏe của mình và người thân. Theo đó, bạn lấy tờ báo đặt trên sàn nhà trong khoảng 20-30 giây hoặc đếm từ 1 đến 20. Nếu vẫn giữ được thăng bằng thì nguy cơ đột quỵ ở bạn thấp - một dấu hiệu đáng mừng cho sức khỏe. 

Ngược lại, nếu không thể duy trì được thế thăng bằng và muốn ngồi xuống thì bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Lý do là khi không thể duy trì thăng bằng trong tư thế một chân trong ít nhất 20 giây, bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao và có khả năng dễ bị tổn thương não.

Được biết, thử thách “One Leg Challenge” xuất phát từ nghiên cứu trên 1.387 người, độ tuổi trung bình 67 của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản). Kết quả cho thấy, có đến 95,8% không đứng được quá 20 giây.

Việc không thể không đứng được quá 20 giây là dấu hiệu cho thấy các mạch thần kinh đang gặp trục trặc (tắc nghẽn mạch máu não, chảy máu trong não...).

Những người tham gia thử thách thất bại được chụp cộng hưởng từ não bộ (MRI) để đánh giá tình trạng các mạch máu não. Điều bất ngờ là có đến 50,5% người xuất hiện 1-2 ổ nhồi máu lỗ khuyết (tắc động mạch nhỏ nằm sâu trong não) và 45,3% có 1-2 điểm vi xuất huyết (chảy máu rất ít trong não).

Thử thách đứng bằng một chân xuất phát từ nghiên cứu trên gần 1.400 người của Đại học Y khoa Kyoto (Nhật Bản), có đến 95,8% số người không đứng được quá 20 giây và kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy, não bộ của họ có hiện tượng tắc nghẽn động mạch nhỏ hoặc chảy máu ít trong não. Chúng đều là dấu hiệu của đột quỵ “thầm lặng”, cảnh báo một cơn tai biến lớn sẽ xuất hiện trong tương lai.

Đứng 1 chân để tránh đột quỵ và tăng cường sức khỏe 

Trong cuốn "Dưỡng sinh thông kinh lạc" của Y sư Thái Hồng Quang (Chủ tịch Hội nghiên cứu sức khỏe kinh lạc Hồng Kông) có giới thiệu bài tập đứng bằng 1 chân như 1 bài tập cực kỳ có ích để nâng cao sức khỏe.

Theo Y sư Thái Hồng Quang, ở chân có 6 kinh lạc đi qua. Khi đứng trên 1 chân, tính mẫn cảm và tốc độ phản ứng của kinh lạc sẽ quyết định khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, đồng thời các kinh lạc bị ứ tắc sẽ đau nhức.

Vì vậy, đây cũng là 1 trong những cách điều dưỡng các kinh lạc hư nhược. 6 kinh lạc ở chân không những có nhiều huyệt vị quan trọng mà còn lần lượt liên kết với các tạng phủ trọng yếu như dạ dày, phổi, bàng quang, thận, mật, gan.

Do đó, đứng bằng 1 chân vừa là cách kiểm tra sức khỏe đơn giản, vừa là bài tập dưỡng sinh kinh lạc tiện lợi. Bài tập này sẽ thúc đẩy các kinh lạc điều tiết sự cân bằng cho những tạng phủ và bộ vị tương ứng.

Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, hàng năm nên khám sức khỏe tim mạch định kỳ để tầm soát cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, gan nhiễm mỡ... Mùa đông nên giữ ấm cơ thể; mùa hè nên che chắn phần đầu và cổ để tránh vỡ các mạch máu não.

Uống nhiều nước, ăn tăng rau củ, đậu tương lên men (món natto), bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa enzym nattokinase... cũng là cách phòng đột qụy hiệu quả. 

Ngô Huệ
Theo Đời sống Plus/GĐVN