Tìm hiểu đo nhiệt độ ở trán bao nhiêu là sốt
Đo nhiệt độ trán là như thế nào?
Đo nhiệt độ ở trán là phương pháp đo nhiệt độ nhanh chóng, thường có kết quả sau 3-5 giây, nhờ
công nghệ hồng ngoại cải tiến cho phép đo nhiệt độ ngay cả khi không cần chạm vào.
Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ trán cũng an toàn hơn so với dụng cụ đo có chứa thủy ngân. Ngoài ra, cha mẹ cũng không cần đánh thức trẻ, có thể đo nhiệt độ ngay cả khi trẻ đang ngủ.
Đo nhiệt độ ở trán bao nhiêu là sốt?
Nhiệt độ cơ thể bình thường trên trán là 35,4 – 37,4 độ C. Các mức tăng thân nhiệt được phân loại theo các cấp độ như sau:
- Tăng thân nhiệt nhẹ khi kết quả đo từ 37,5 – 38 độ C
- Tăng thân nhiệt trung bình khi kết quả đo từ 38 – 39 độ C
- Tăng thân nhiệt nặng khi kết quả đo trên 39 độ C
Thông thường, đo nhiệt độ ở trán từ 38 – 38,5 độ C được coi là sốt.
Để có kết quả đo chuẩn xác, cha mẹ nên đo tại điểm cố định cách tâm lông mày 2 – 5 cm, hoặc đo theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Tránh đo vùng có tóc vì có thể làm ảnh hưởng đến độ chính xác, đồng thời cũng nên lau sạch mồ hôi và dầu trên bề mặt da.
Lưu ý, không đưa điểm sáng hồng ngoại của dụng cụ đo vào mắt.
Đo nhiệt độ ở trán là phương pháp đo nhiệt độ nhanh chóng, sau khoảng 3-5 giây
Các vị trí có thể đo nhiệt độ kiểm tra sốt
Ngoài trán, có thể đo nhiệt độ ở nhiều vị trí khác nhau như nách, hậu môn, miệng…
Hướng dẫn cách đo tại hậu môn:
- Đặt trẻ nằm sấp trong lòng cha mẹ hoặc người chăm sóc
- Thoa một chút Vaseline hoặc kem bôi trơn vào phần đầu nhọn của nhiệt kế
- Đặt nhiệt kế vào hậu môn của trẻ một cách nhẹ nhàng, chú ý đưa hẳn phần đầu bạc của nhiệt kế vào bên trong (khoảng 0,6 - 1,3 cm)
- Giữ nguyên nhiệt kế khoảng 2 phút (với nhiệt kế thủy ngân), 1 phút (với nhiệt kế điện tử)
Kết quả đo từ 38 độ C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt.
Hướng dẫn cách đo tại nách:
- Bật nhiệt kế (nếu dùng nhiệt kế điện tử)
- Đưa đầu của nhiệt kế vào giữa nách của trẻ
- Giữ cánh tay của trẻ áp sát vào cơ thể để giữ nhiệt kế nguyên vị trí
- Sau vài phút hoặc khi nghe thấy tiếng bíp (với nhiệt kế điện tử), thì lấy nhiệt kế ra
Kết quả đo từ 37,5 độ C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt.
Đo nhiệt độ tại nách cần giữ tay của trẻ sát cơ thể để giữ nhiệt kế đúng vị trí
Hướng dẫn cách đo tại miệng:
Thường áp dụng với trẻ từ 4 tuổi trở lên, vì trẻ ở độ tuổi này đã biết ngậm miệng khi đo. Lưu ý trước khi đo, trẻ không ăn hay uống đồ nóng, lạnh.
- Rửa sạch nhiệt kế bằng nước sạch và xà phòng
- Đưa đầu nhiệt kế vào bên dưới lưỡi của trẻ, hướng dẫn trẻ ngậm miệng lại
- Giữ nguyên nhiệt kế khoảng 3 phút (với nhiệt kế thủy ngân), 1 phút (với nhiệt kế điện tử)
Kết quả đo từ 37,5 độ C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt.
Hướng dẫn cách đo tại tai:
Cần sử dụng nhiệt kế hồng ngoại có đầu dò đo tai.
- Kéo nhẹ vành tai ra ngoài để mở dọc ống tai
- Đẩy nhẹ nhiệt kế vào ống tai cho đến khi phần đầu nhiệt kế đưa vào tai
- Nhấn nút đo và chờ kết quả hiện lên
Kết quả đo từ 38 độ C trở lên nghĩa là trẻ bị sốt.
Trên đây là một vài cách đo nhiệt độ phổ biến nhất. Đo nhiệt độ ở trán có chính xác? Cha mẹ lưu ý, dù đo tại đâu cũng có thể có sai số. Bình thường, nếu đo thân nhiệt ở nách thì kết quả cộng thêm 0,5 – 0,7 độ C; nếu đo thân nhiệt ở trán, tai, miệng thì kết quả cộng thêm 0,1 – 0,3 độ C.
Trẻ bị sốt có cần đi bệnh viện không?
Sốt là một triệu chứng, có thể là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như virus, vi khuẩn hoặc thay đổi nhiệt độ môi trường.
Hầu hết các cơn sốt của trẻ đều không nguy hiểm. Phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà nếu trẻ có những dấu hiệu sau:
- Hạ sốt sau khi được dùng thuốc hạ sốt
- Trẻ vẫn tỉnh táo, chơi đùa, khóc to và không khóc lâu
- Da dẻ hồng hào
- Trẻ thở bình thường, không bị khó thở
- Không có dấu hiệu mất nước
Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh nếu trẻ có những triệu chứng sau:
- Sốt li bì
- Sốt kéo dài trên 3 ngày dù sốt nhẹ
- Trẻ bị co giật
- Tay chân lạnh
- Trẻ khó thở, thở nhanh, thở rít, rút lõm ngực
- Trẻ lờ đờ, không chơi đùa
- Trẻ bị mất nước (môi khô, tiểu ít, mắt trũng)
- Trẻ sốt và nổi ban đỏ cùng lúc
- Sốt trên 38 độ C đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi
- Sốt trên 39 độ C không hạ với trẻ 3 – 24 tháng tuổi
- Sốt trên 40 độ C với mọi nhóm tuổi
Trẻ bị sốt kéo dài nên đưa trẻ đi khám bệnh
Nên làm gì khi trẻ bị sốt?
Trong trường hợp trẻ sốt cao và có những triệu chứng bất thường như vừa kể trên, gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, để được thăm khám và điều trị phù hợp.
Trong trường hợp trẻ bị sốt nhưng không kèm các triệu chứng bất thường, thì có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà.
1. Dùng thuốc hạ sốt
Trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên thì cần dùng thuốc hạ sốt. Trẻ sốt từ 38 độ C đã từng bị co giật, mắc bệnh tim, phổi cũng cần dùng thuốc hạ sốt ngay.
Thuốc hạ sốt dùng phổ biến là Paracetamol (Acetaminophen) và Ibuprofen. Paracetamol (Acetaminophen) có thể dùng mỗi 4 – 6 giờ khi cần với liều khoảng 10 – 15mg/kg/lần. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn tiếp tục cao và trẻ trên 6 tháng tuổi thì có thể sử dụng Ibuprofen thay thế.
Lưu ý không nên dùng kết hợp cả 2 loại thuốc và chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi cần thiết. Nên ngưng dùng thuốc hạ sốt khi trẻ không còn sốt.
2. Chườm cho trẻ
Dùng khăn nhúng nước ấm, vắt hết nước rồi đắp lên trán cho trẻ, đồng thời lau nách, cổ, bẹn. Nước bốc hơi qua da nên sẽ giúp giảm thân nhiệt và hạ sốt.
Không nên đắp nước lạnh, rượu vì hơi rượu có thể hấp thu qua da và phổi gây ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe của trẻ.
Có thể kết hợp cả việc chườn ấm và thuốc hạ sốt để giúp trẻ nhanh hạ sốt, dễ chịu hơn.
3. Dùng miếng dán hạ sốt
Ngoài việc đắp khăn, có thể dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ sẽ tiện lợi và hiệu quả hơn.
Miếng dán hạ sốt trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, giúp hạ nhiệt, giảm sốt theo cơ chế hấp thụ nhiệt từ cơ thể khuếch tán ra ngoài.
Miếng dán hạ sốt cho cảm giác mát lạnh, có tác dụng làm mát trong suốt 10 tiếng sử dụng.
Trên thị trường có nhiều loại miếng dán hạ sốt như miếng dán Sakura. Hướng dẫn sử dụng miếng dán hạ sốt:
- Gỡ tấm film ra khỏi miếng dán, dán mặt dính lên vùng da khô sạch nơi muốn làm mát hoặc giảm đau như: trán, bẹn, nách, vai, lưng, cơ bắp.
- Có thể cắt nhỏ miếng dán lạnh theo kích thước cần dùng.
- Muốn tăng công dụng của miếng dán hạ sốt, có thể dán nhiều miếng ở nhiều vị trí khác nhau cùng lúc.
- Để tăng hiệu quả làm mát của miếng dán hạ sốt, cho nguyên túi chưa mở vào ngăn mát của tủ lạnh trước khi dùng.
- Miếng dán có hiệu quả làm mát liên tục trong 10 tiếng.
- Mỗi miếng dán lạnh chỉ sử dụng một lần. Khi mở túi, miếng dán lạnh phải được dùng ngay.
- Không dán miếng dán lạnh lên mắt, niêm mạc, vùng da bị tổn thương.
- Khi sử dụng cho trẻ nhỏ phải có sự giám sát của người lớn.
Miếng dán hạ sốt cho cảm giác mát lạnh, có tác dụng làm mát trong suốt 10 tiếng
4. Bổ sung nước
Để tránh mất nước, nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, sữa, nước trái cây, đặc biệt là dung dịch bù nước.
Nếu cho trẻ uống oresol để bù nước thì cần pha đúng theo tỷ lệ. Oresol có thành phần là muối và đường, nếu pha đúng tỷ lệ sẽ giúp bù điện giải cho trẻ. Pha không đúng tỷ lệ có thể gây biến chứng nguy hiểm. Pha quá đặc sẽ giống như cho trẻ uống cốc nước muối đặc, trẻ sẽ càng khát hơn. Lượng muối trong máu tăng cao cũng có thể dẫn đến co giật, hôn mê. Pha quá loãng sẽ làm giảm hiệu quả bù nước và điện giải.
5. Bổ sung dinh dưỡng
Ngoài việc bổ sung nước, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn các món ăn giàu dinh dưỡng được chế biến mềm, loãng cho trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Đồng thời, nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn cho nhanh lại sức.
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn sốt cao, li bì, lơ mơ, mệt mỏi, cha mẹ nên đưa trẻ đi bệnh viện ngay để được thăm khám và xử trí kịp thời.
Miếng dán hạ sốt Sakura đã có bán tại các nhà thuốc
Cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt
Làm mát trong suốt 10 tiếng sử dụng, không gây dị ứng hại da, an toàn khi sử dụng, dính tốt và dễ gỡ bỏ
Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh.
Miếng dán hạ sốt Sakura được sản xuất theo Công nghệ và Nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản |