Thứ sáu, 22/11/2024 | 20:46
RSS

Đổ mồ hôi trộm ban đêm ở người lớn: 9 Nguyên nhân nên biết

Thứ sáu, 03/11/2023, 17:29 (GMT+7)

Không phải chỉ có trẻ con mới ra mồ hôi trộm, mà ngay cả người lớn cũng gặp tình trạng này. Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn có thế là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe cần được khắc phục. Vậy người lớn ra mồ hôi trộm do đầu và điều trị như thế nào? Hãy khám phá thông tin bài viết dưới đây để có những kiến thức

I - Hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn là gì?

Ra mồ hôi trộm ở người lớn là trạng thái cơ thể chảy quá nhiều mồ hôi đặc biệt khi đi ngủ ban đêm. Các khu vực xuất hiện nhiều mồ hôi ở người lớn thường là trán, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng đầu.

Lượng mồ hôi trộm xuất hiện nhiều hoặc ít tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, cơ địa của từng người. Có nhiều trường hợp, đổ mồ hôi ướt sũng quần áo hoặc ướt cả chăn đệm mà không phải do thời tiết nóng bức hay do mặc quá nhiều quần áo.

Ngày nay, trạng thái ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn thường gặp nhiều ở phụ nữ, đối tượng dễ bị nhạy cảm với tác nhân bên ngoài và sức đề kháng không tốt.

hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn

Người lớn bị chảy mồ hôi trộm nhiều khi ngủ

II - Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn do đâu?

Đổ mồ hôi trộm ở người lớn khi ngủ khiến cơ thể khi tỉnh dậy cảm thấy khó chịu, nhớp nháp. Vì thể để có biện pháp cải thiện chứng ra mồ hôi nhanh nhất bạn nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những lý do điển hình khiến mồ hôi chảy nhiều về đêm ở người lớn:

1. Mắc hội chứng suy nhược cơ thể

Hội chứng suy nhược là một trong những nguyên chính gây ra mồ hôi trộm ở người lớn với thời gian kéo dài từ 6 tháng trở lên. Suy nhược cơ thể có thể làm rối loạn bài tiết mồ hôi và làm tăng thân nhiệt bất thường (gây sốt do nhiều loại mầm bệnh tấn công) và từ đó gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Ngoài ra, người bệnh suy nhược cơ thể còn có một số triệu chứng khác như: người hay đau yếu, da xanh xao, nhợt nhạt, tê bì chân tay, đánh trống ngực, chán chường, kiệt sức…

2. Mãn kinh gây đổ mồ hôi trộm ở phụ nữ

Trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ, nồng độ của nhiều loại hormone có sự biến đổi (điển hình là estrogen và progesterone). Khi đó cơ thể xuất hiện các triệu chứng như bốc hỏa, giảm tiết dịch âm đạo, da và niêm mạc mất độ ẩm gây khô nhăn.

Hiện tượng bốc hỏa có thể làm cho thân nhiệt của người phụ nữ tăng cao đồng thời tăng quá trình bài tiết mồ hôi để ổn định lại nhiệt độ trong cơ thể. Ngoài ra quá trình bài tiết mồ hôi còn tiếp diễn trong lúc ngủ và gây nên hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn.

Ngoài ra, nồng độ estrogen giai đoạn mãn kinh bị giảm sút có tác động trực tiếp đến quá trình bài tiết nước bọt. Khi đó tuyến nước bọt giảm hoạt động bài tiết và gây ra dấu hiệu khô miệng.

nguyên nhân ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn

Nồng độ hormone biến đổi gây ra chứng đổ mồ hôi kéo dài

3. Lo lắng, căng thẳng quá mức

Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn còn do trạng thái căng thẳng hoặc lo lắng quá mức, càng lo lắng nhiều thì tình trạng đổ mồ hôi trộm càng nặng hơn.

Một số biểu hiện cho thấy cơ thể bạn đang rơi vào trạng thái lo âu quá mức bao gồm:

  • Sợ hãi hoặc thậm chí là kinh hãi trước những vấn đề trong cuộc sống mà đôi khi không thể giải thích được lý do.
  • Chất lượng giấc ngủ kém: Khó buồn ngủ, thiếu ngủ, giấc ngủ không sâu đi kèm ác mộng.
  • Cơ thể thường mệt mỏi, gần như cạn kiệt năng lượng.
  • Suy giảm sức đề kháng, hay ốm vặt.
  • Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
  • Trạng thái tâm lý biến đổi thất thường, hay nổi cáu.

4. Ra mồ trộm ở người lớn do nhiễm trùng

Nếu cơ thể bị tấn công bởi các vi khuẩn thì sẽ sinh ra cơ chế tăng thân nhiệt và gây sốt. Sốt có thể dẫn đến hiện tượng hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn để dễ thoát nhiệt. Tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở những người mắc bệnh như: lao phổi, viêm nội tâm mạc, vi khuẩn hoặc vi rút có hại tấn công, áp xe sinh mủ, HIV/AIDS…

5. Do tác dụng phụ khi uống thuốc

Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm ở người lớn có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Khi dùng thuốc hạ sốt giảm đau (paracetamol, aspirin…) hoặc thuốc điều trị trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường (glibenclamid, glimepirid, clopropamid) dễ sinh ra phản ứng chảy mồ hôi.

ra mồ hôi ban đêm khi ngủ ở người lớn

Một số nhóm thuốc gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn

6. Bệnh liên quan đến nội tiết

Mọi người nếu mắc các bệnh liên quan đến nội tiết sẽ gia tăng khả năng bài tiết mồ hôi ở người lớn vào ban đêm. Một số căn bệnh dễ gặp liên quan đến nội tiết như: bệnh cường giáp, rối loạn hormone sinh dục, u tuyến thượng thận…

7. Cơ thể bị hạ đường huyết

Hạ đường huyết khiến cho lượng đường trong máu giảm thấp, khi đó cơ thể sẽ tăng quá trình chuyển hóa để sản xuất và vận chuyển glucose từ nguồn dự trữ đến máu. Điều này để bù đắp lượng đường máu bị thiếu hụt và xuất hiện trạng thái đổ mồ hôi, chân tay thiếu sức sống.

8. Chứng tăng tiết mồ hôi

Người lớn bị mồ hôi trộm do các tuyến mồ hôi trong cơ thể hoạt động quá mức. Thậm chí trong thời gian nghỉ ngơi hoặc thời tiết lạnh thì lòng bày tay, bàn chân có dấu hiệu ẩm ướt hoặc chảy ra thành giọt. Lý giải tình trạng này do hệ thần kinh thực vật trong cơ thể bị rối loạn khiến khả năng dẫn truyền thông tin kém hiệu quả.

rối loạn thần kinh thực vật

Mồ hôi trộm ở người lớn do mắc chứng tăng tiết mồ hôi

9. Lý do khác gây ra mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn

Hiện tượng đồ mồ hôi trộm ở người lớn ngoài các lý do trên còn chịu ảnh hưởng từ những nhân tố dưới đây:

  • Bệnh ung thư: Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư điển hình như ung thư bạch cầu ác tính.
  • Bệnh liên quan đến thần kinh: Ví dụ như đột quỵ, tổn thương thần kinh sau chấn thương… cũng làm cho người lớn dễ bị đổ mồ hôi trộm.
  • Lối sống thiếu khoa học: Thói quen sinh hoạt, làm việc không lành mạnh có thể làm rối loạn sự bài tiết mồ hôi, làm cho tình trạng đổ mồ hôi diễn ra nghiêm trọng ở bất kỳ thời điểm nào dù là ban ngày hoặc ban đêm. Bạn cần tránh lối sống thiếu khoa học như: thức quá khuya, uống rượu bia quá mức, làm việc căng thẳng quá độ…

III - Cách chữa trị chứng ra mồ hôi trộm ở người lớn

Ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn khiến chất lượng cuộc sống và sức khỏe bị tác động lớn. Vì thế để cải thiện hiện tượng đổ mồ hôi thì người bệnh nên áp dụng mẹo dưới đây:

1. Điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống

Nếu tình trạng đổ mồ hôi là do lối sống, hoặc chế độ ăn uống thiếu lành mạnh thì bạn cần điều chỉnh lại những thói quen hàng ngày để khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm như:

  • Hạn chế uống rượu bia, nước chè đặc, cà phê, ăn đồ cay nóng trước khi đi ngủ để tránh đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Cắt giảm đường, mỡ hay chất béo có hại (có trong mỡ động vật, nội tạng động vật) trong chế độ ăn uống của bạn.
  • Tăng cường lượng nước hằng ngày để ổn định thân nhiệt và tránh đổ mồ hôi quá nhiều khi có sự thay đổi thân nhiệt.
  • Hạn chế dư thừa cân nặng hoặc béo phì thông qua chế độ ăn uống ít béo, tăng cường tiêu thụ rau xanh và trái cây.
  • Có thể dùng các loại kem bôi thoa bên ngoài để chống tăng tiết mồ hôi tại các vị trí như gan bàn tay, lòng bàn chân, lưng, ngực hoặc nách, trán.
  • Giữ không gian phòng ngủ luôn thoáng mát, sử dụng quạt và điều hòa để khắc phục tình trạng thời tiết oi nóng có thể làm cho hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn trở nên nặng hơn.
  • Sử dụng chăn, chiếu hoặc ga giường có khả năng thấm hút mồ hôi để không gây bí da và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về da khi đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm.

cách chữa đổ mồ hôi trộm ở người lớn

Điều chỉnh dinh dưỡng và sinh hoạt để giảm tình trạng bệnh

2. Cách chữa đổ mồ hôi trộm ở người lớn bằng thuốc

Nếu ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn là do nguyên nhân bệnh lý thì chỉ khi điều trị tận gốc các bệnh lý này mới cải thiện tốt. Vì thế căn cứ vào lý do khởi phát bệnh bác sĩ sẽ đưa ra các phương thuốc điều trị thích hợp như:

Đối với người bị suy nhược cơ thể

Muốn khắc phục tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn bị suy nhược cơ thể thì trước hết phải điều trị triệt để tình trạng suy nhược cơ thể.

Tuy nhiên, người ta đã ví von rằng suy nhược cơ thể chẳng khác nào bệnh “giả vờ”. Tức là sẽ có lúc triệu chứng bệnh diễn ra một cách rầm rộ nhưng cũng có lúc lại xuất hiện mờ nhạt.

Như vậy, nếu chỉ sử dụng các loại thuốc Tây Y để giảm nhẹ triệu chứng vì bệnh cũng vẫn có thể “đi vào ngõ cụt”. Bởi thuốc Tây Y chỉ có tác dụng nhất thời, không tác động vào nguyên nhân gây ra suy nhược cơ thể và vẫn không thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi trộm ở người lớn.

Hiện nay, Đông Y là giải pháp được các chuyên gia đánh giá rất cao trong việc cải thiện chứng đổ mồ hôi do suy nhược cơ thể. Theo quan điểm Đông Y, suy nhược cơ thể bắt nguồn từ nguyên nhân cơ địa suy yếu, dễ bị nhạy cảm với các tác nhân kể cả khi bạn được ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ.

Chỉ khi cải thiện được cơ địa của người bệnh thì mới giải quyết được suy nhược cơ thể và đẩy lùi được tình trạng đổ mồ hôi trộm.

Nhưng các sản phẩm Đông Y truyền thống lại không làm được điều này, các sản phẩm truyền thống không cho hiệu quả rõ rệt và không tác động làm thay đổi cơ địa của người bệnh.

Và duy nhất chỉ có sản phẩm Đông Y thế hệ 2 như Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương mới có tác dụng nâng đỡ cơ địa, đem lại hiệu quả vượt trội trong điều trị suy nhược cơ thể và khắc phục đổ mồ trộm.

Không những vậy, Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương giúp tái lập cân bằng âm dương, bồi bổ khí huyết giúp chặn đứng tình trạng ra mồ hôi trộm vào ban đêm ở người lớn, tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh và ngăn ngừa suy nhược cơ thể tái phát.

Viên Suy Nhược Ngự Y Mật Phương có nguồn gốc từ bài thuốc trong Ngự Y Mật Phương, “Quốc bảo” nghìn năm giá trị dành cho Vua Chúa thời xưa. Nguyên liệu của sản phẩm được chắt lọc và tinh tuyển từ những dược liệu quý giá nhất, đảm bảo an toàn chất lượng theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với người mãn kinh

Nếu hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở người lớn xảy ra khi bước vào giai đoạn mãn kinh thì bạn cần thăm khám cẩn thận. Khi đó bạn được chỉ định dùng thuốc điều trị hormone dưới sự hướng dẫn và giam sats sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.

Đối với người bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn

Có thể sử dụng thuốc kháng sinh (trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn) hoặc thuốc kháng vi rút (nếu nhiễm trùng do vi rút). Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc này cần hết sức cẩn thận, phải dùng đúng liều lượng và thời gian theo sự kê đơn của bác sĩ.

cách chữa ra mồ hôi trộm ở người lớn

Dùng thuốc chữa nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Người mắc bệnh lý khác gây đổ mồ hôi trộm (ung thư, bệnh về thần kinh)

Đây là các bệnh lý rất phức tạp, có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do vậy, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh nên kết hợp các biện pháp để tăng hiệu quả điều trị và giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm.

Bài viết đã chia sẻ thông tin về bệnh đổ mồ hôi trộm ở người lớn dựa trên phân tích về nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện tượng ra mồ hôi trộm khi ngủ ở người lớn sẽ cải thiện nhanh chóng khi người bệnh tuân thủ nghiêm phác đồ chữa trị của bác sĩ.

DS. Hiền Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại