Chủ nhật, 19/01/2025 | 07:25
RSS

Điểm mặt bài thuốc quý chữa phù toàn thân

Chủ nhật, 08/12/2019, 21:19 (GMT+7)

Bài thuốc của lương y Nguyễn Kiều về hội chứng thận hư, viêm cầu thận mãn đã có tác dụng với bệnh nhi và người trưởng thành. Tuy nhiên, người bệnh cần phải kiêng khem trong quá trình uống thuốc thì mới đạt kết quả tốt nhất.

Hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là một tập hợp các triệu chứng của bệnh cầu thận mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tiểu đạm lượng nhiều lớn hơn hoặc bằng 3.5 gram/1.73m2 da/24 giờ, giảm protein máu dưới 60 gram/lít, giảm albumin máu dưới 30 gram/lít, phù, tăng lipid máu và các rối loạn chuyển hóa khác. Hội chứng thận hư có thể nguyên phát (do bệnh lý tại cầu thận) hoặc thứ phát sau nhiều nguyên nhân khác gây ra.

Ba bài thuốc chữa hội chứng viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư
Triệu chứng viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư là cơ thể phù tay chân. Ảnh minh họa

Triệu chứng đầu tiên của hội chứng thận hư là phù. Đây là triệu chứng mà bệnh thường lưu ý nhất. Phù thường bắt đầu ở mặt, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy, sau đó lan ra toàn thân, phù ở chân, mắt cá, vùng hông lưng khi nằm lâu, phù bìu và phù âm hộ.

Phù ở bệnh nhân hội chứng thận hư có đặc điểm là phù mềm, trắng, ấn lõm, không đau và đối xứng 2 bên. Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể phù toàn thân gây tràn dịch đa màng (màng tim, màng phổi, màng bụng) làm bệnh nhân khó khăn trong động tác hô hấp.

Tiểu ít, nước tiểu nhiều bọt do chứa nhiều đạm. Tiểu máu và tăng huyết áp ít gặp. Nếu có thường là hội chứng thận hư không thuần túy.

Ba bài thuốc của lương y Nguyễn Kiều

Theo tài liệu của Viện y dược học cổ truyền Việt Nam năm 1974, do cao sức yếu, sức khỏe của thầy lương y hiệu trưởng Trường Tuệ Tĩnh giảm đi nhiều. Nhưng một bệnh nhân đến với thầy, thầy vẫn hết lòng cứu chữa với trách nhiệm cao nhất.

Nguyễn Kiều là người được nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng trực tiếp giao nhiệm vụ thành lập Trường Tuệ Tĩnh để tưởng nhớ công lao vị đại danh y. Lương y Nguyễn Kiều là vị thầy thuốc có kiến thức về y học cổ truyền tâm huyết với sự nghiệp đào tạo các thế hệ tiếp nối và đã có những cống hiến vô cùng quý báu cho sự nghiệp thuốc nam của nước nhà.

Tài liệu ghi chép lại cho hay, một bệnh nhân mắc hội chứng thận hư đó là cháu Kham 11 tuổi, con trai đồng chí Tổng bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, do phu nhân của đòng chí mang tên Việt là và Bảy đưa đến theo sự giới thiệu của nguyên Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị.

Cháu Kham đã điều tri ở bệnh viện Hữu Nghị gần 1 năm với chẩn đoán Viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư. Bệnh tái phát nhiều lần. Thời điểm khám bệnh cơ thể Kham phù toàn thân, da trắng nhợt, bụng đầy trướng, hay hóa, bị rối loạn tiêu hóa, tay chân lạnh, hai mi mắt màu đỏ 60%, bầm huyết. Biểu hiện bầm huết và máu có nhiều độc tố. 

Sau khi khám bệnh giải thích nguyên nhân, thầy Nguyễn Kiều ra đơn thuốc gồm có:

Ngũ gia bì hương: 40 g

Mộc hương nam: 20 g (mộc hương bắc dùng 10g)

Hạt cau: 8g

Chỉ thực (sao cám): 10g

Thảo quả (bỏ vỏ): 8g

Quế thanh: 10g

Tro dền gai: 20g

Củ cói: 16g

Xương bồ: 10g

Cách chế: Tất cả tán bộ, trộn với cao lá tre theo tỉ lệ thuốc bột 100

%, cao lá tre 5% làm viên bằng bột gạo tẻ.

Cách dùng: Ngày uống 2 hoặc 3 lần, mỗi lần 4-6 gam với nước ấm, uống sau ăn 2 giờ.

Kiêng ky: Kiêng ăn mặn, mỡ, thịt gia cầm, thức ăn chiên xào, sống lạnh, chậm tiêu, rượu bia, thuốc lá, quả bàu trắng, đu đủ xanh, măng tre, khoai sọ,cà gém, cấm tắm nước lạnh, uống nước lạnh.

Thời tiết thất thường khiến bệnh tình của Kham không thuyên giảm mà còn tăng lên, thầy Nguyễn Kiều cho uống bài ‘Chủ lực tiêu thũng hoàn’ gồm các vị:

Ô long: 10g

Quế chi: 16g

Cành dâu đốt tồn tính: 10g

Củ sả: 20g

Củ cói: 12g

Tất cả sắc uống với thuốc viên, nếu phù chưa rút, tiểu tiện không thông lợi thì dùng củ hành 20 – 60g, giã vắt lấy nước pha vào thuốc sắc uống làm cho ra mồ hôi, phù giảm rất nhanh. Tuy nhiên, Kham đã phạm phải những điều kiêng kị ăn uống lạnh khiến phù tái phát đã được thầy Nguyễn KiềUtiẾP tục chữa bằng cách cho Kham ngâm mình trong nước ấm 37 độ, để hở mặt. Đồng thời uống bài thuốc ‘Việt Nam lý trung thang’ do thầy Kiều viết. Cụ thể:

Phụ tử: 24g

Cam Khương: 16g

Quế chi: 8g

Gạo lứt rang (cháy tồn tính): 30g

Đổ nước ngập thuốc, đun còn ½, pha nước mía cho uống từng chén nhỏ. Sau 40 phút ngâm nước nóng người bệnh sẽ hết sốt, phù giảm.

Những ngày sau đó, thầy cho cháu Kham uống thêm cao lá tre pha với bột đinh hương, bạch khẩu, hột tiêu sọ ngâm mật ong vừa có tác dụng tăng cường, vừa hạn chế cơn thèm ăn để phòng bệnh tái phát.

Sau 4 tháng điều trị tích cực, bệnh của cháu Kham đã hết phù nhưng thầy vẫn chưa yên tâm và căn dặn mẹ cháu bé và các y bác sĩ trong tổ thừa kế phải kiểm soát chặt chế độ ăn uống và tránh nhiễm lạnh đến năm 14 tuổi cháu sẽ khỏi hoàn toàn, bệnh không tái phát.

Năm 1975, cháu Kham trở về Viên Chăn – Lào. Năm 1978 bệnh của cháu Kham tái phát do không kiêng ăn mặn và nhiễm lạnh ở phòng điều hòa. Theo đề nghị của bà Bảy, trường Tuệ Tĩnh lại cử bác sĩ trong tổ thừa kế sang Lào chữa bệnh cho cháu nhưng rất tiếc là cháu Kham không qua khỏi. Dù vậy, gia đình đồng chí Cai Sỏn Pông Pi Hẳn ghi nhận công lao to lớn của thầy Kiều những năm cuối đời và các thầy thuốc hết lòng vì cháu.

Lương y Nguyễn Kiều (sinh năm 1891 mất năm 1974) thuộc thôn hai, xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Ông vốn là thầy thuốc Bắc nổi tiếng song xuất phát từ lòng yêu nước thương dân đã theo con đường của lương y Tuệ Tĩnh say mê nghiên cứu thuốc Nam chữa bệnh giúp nhân dân.

 

Ngô Huệ
Theo Đời sống Plus/GĐVN