Thứ sáu, 22/11/2024 | 18:30
RSS

Đi tìm nguyên nhân mất ngủ ở người trẻ tuổi và cách điều trị

Thứ ba, 21/02/2023, 16:10 (GMT+7)

Mất ngủ được biết đến là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên thời gian gần đây, mất ngủ ngày càng có xu hướng trẻ hoá và là căn bệnh mà giới trẻ thường xuyên gặp phải. Đây được coi là vấn nạn trẻ hoá bệnh lý đáng ngại trong xã hội.

Vậy nguyên nhân và cách chữa trị mất ngủ cho người trẻ như thế nào là hợp lý, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết cụ thể dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết tình trạng mất ngủ ở thanh niên

Thường bệnh mất ngủ sẽ được xác định khi người bệnh thường xuyên khó ngủ, ngủ không sâu giấc, tỉnh giấc nửa đêm và khó ngủ lại… tần suất xuất hiện 3 – 4 đêm/tuần. Khi bị mất ngủ, bạn sẽ gặp phải những dấu hiệu như sau:

  • Không buồn ngủ, khó đi  vào giấc ngủ, nằm nhiều giờ vẫn không ngủ được
  • Ngủ chập chờn, không sâu. Tiếng động nhẹ cũng thức giấc.
  • Thức ngủ nhiều lần trong đêm
  • Ngủ hay mê sảng
  • Nửa đêm thức giấc trằn trọc không ngủ tiếp được , gần sáng lại thiếp đi
  • Mỗi lần tỉnh giấc cần từ 30p – 1 tiếng để ngủ trở  lại, thậm chí thức trắng đêm
  • Thức dậy quá sớm (trước 4h), không ngủ lại được
  • Sáng dậy thiếu ngủ mệt mỏi, uể oải. Ban ngày buồn  ngủ, ngủ gà ngủ gật, lờ đờ cả ngày

2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở thanh niên và người trẻ tuổi. Cùng tìm hiểu qua một số nguyên nhân chính như sau:

2.1. Áp lực công việc, học tập

Cuộc sống hiện đại khiến những áp lực từ công việc, học tập ngày càng tăng cao. Người trẻ đã quá quen với những guồng quay công việc tần suất và mật độ bài vở ôn tập nặng nề, đây chính là nguyên nhân dẫn tới số lượng người trẻ tuổi bị mất ngủ ngày càng tăng. 

Những yếu tố áp lực như: deadline, thi cử, điểm số, báo cáo,… dễ dàng khiến hệ thần kinh bị căng thẳng.Tình hình kéo dài sẽ khiến tinh thần luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn dẫn tới mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

2.2. Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Sóng điện thoại, các tia bức xạ máy tính chính là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe thần kinh gây mỏi mắt, nhức mắt, khó ngủ. Do yếu tố bắt buộc, giới trẻ hiện nay tiếp xúc gân hàng ngày với mật độ cao với máy vi tính và điện thoại di động, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, giảm thị giác…

2.3. Thói quen không lành mạnh, thiếu khoa học

Đặc trưng của giới trẻ là lối sống tự do, không quy củ, việc lạm dụng đồ ăn nhanh, rượu bia, thuốc lá, cafe… hay những thói quen tụ tập ban đêm, thức khuya, bỏ bữa…cũng tác động đến hoạt động của hệ tiêu hoá, khiến dạ dày khó khăn trong việc co bóp, tăng nguy cơ khó chịu mà dẫn đến mất ngủ.

2.4. Nguyên nhân từ các bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng mất ngủ ở tuổi thanh niên còn có thể xuất phát từ một số bệnh lý như: Bị dị ứng nổi mề đay, trầm cảm, rối loạn nội tiết. Một số bệnh lý xảy ra ở đường tiêu hóa như viêm loét bao tử, trào ngược dạ dày thực quản.

2.5. Thiếu máu lên não

Các nguyên nhân liệt kê ở phía trên là các yếu tố khiến cho người trẻ tuổi dễ mắc phải chứng mất ngủ.  

Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự của 90% người trẻ mất ngủ là do gặp vấn đề về tuần hoàn não cụ thể là thiếu máu não, não không được tưới máu đầy đủ dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất từ đó gây suy nhược hệ thần kinh trung ương gây ra chứng mất ngủ.

mất ngủ ở người trẻ tuổi

3. Ảnh hưởng tiêu cực của chứng mất ngủ ở thanh niên

Khi bị mất ngủ kéo dài, cơ thể sẽ mệt mỏi và giảm sút hiệu suất công việc, học tập rõ rệt. Ngoài ra, nếu tình trạng mất ngủ không thuyên giảm, sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ tiềm ẩn về sức khoẻ như sau:

  • Tăng huyết áp: Khi giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây ra stress, căng thẳng, cơ thể khi đó sẽ phải tăng nhịp tim, tăng huyết áp để bắt nhịp được với các tín hiệu đó. Nếu bị mất ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh tăng huyết áp mãn tính.
  • Mất tập trung, thiếu tỉnh táo: Với người bình thường cần 6h-8h mỗi ngày để ngủ, nếu không đủ thời gian đó sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng tháo mất tỉnh táo. Điều này dẫn tới tình trạng thiếu tập trung, thiếu tỉnh táo ảnh hưởng tới công việc, học tập, tham gia giao thông…
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ngày càng nhiều ở giới trẻ hiện này là tình trạng mất ngủ triền mien. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ qua 1 đêm mất ngủ, não bộ đã giảm thiểu chức năng hoặt động, ảnh hưởng đến các dây thần kinh trung ương. Nếu tình trạng mất ngủ diễn ra liên tục thì nguy cơ xuất hiện nhưng suy nghĩ tiêu cực, sợ hãi dẫn đến trầm cảm là rất cao.

4. Các phương pháp điều trị mất ngủ, khó ngủ ở thanh niên, người trẻ tuổi

Với công nghệ hiện đại hiện nay thì các phương pháp chữa trị bệnh mất ngủ cho người trẻ cũng đa dạng và phong phú hơn. 

4.1. Trị mất ngủ ở người trẻ tuổi bằng thuốc Tây:

Mặc dù đã loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng nhưng mất ngủ vẫn kéo dài dai dẳng, người bệnh có thể đi thăm khám và điều trị bằng thuốc Tây, một số loại thuốc Tây Y điều trị mất ngủ thông dụng:
  • Thuốc gây ngủ: Các loại thuốc Zolpidem, Phenobarbital tác động tới hệ thần kinh, gây ra tình trạng buồn ngủ.
  • Thuốc kháng histamine H1: Có thể kể tới một số loại thuốc như Dimedrol, Promethazine, Clorpheniramin,…
  • Thuốc an thần mới: Một số loại thuốc uống theo kê đơn như Quetiapine, Olanzapine, Amisulpride,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Mirtazapine, Clomipramine,…

Việc sử dụng các loại thuốc Tây Y để điều trị mất ngủ hầu hết đều gây ra nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng không mong muốn cho sức khoẻ. Tuy là lứa tuổi thanh niên, trẻ tuổi những việc gặp phải các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, dạ dày, phụ thuộc vào thuốc…là không thể tránh khỏi.

4.2. Áp dụng bài thuốc dân gian chữa bệnh khó ngủ ở thanh niên

Dân gian truyền tai nhau nhiều bài thuốc hay hỗ trợ điều trị giấc ngủ, tăng tuần hoàn máu não, giảm căng thẳng âu lo. Một số những bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo và ứng dụng vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày dễ dàng như:

  • Sử dụng tâm sen giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn: Theo Y học cổ truyền, tâm sen có mùi thơm nhẹ, vị đắng quy vào tâm can giúp an thần, thư giãn não bộ.
  • Sử dụng trà hoa cúc giúp thư thái tâm trí: Trong hoa cúc chứa các hoạt chất quercetin, flavonoid cùng một số axit amin có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh, giải phóng phiền muộn, cải thiện giấc ngủ tức thì.
  • Liệu pháp tập luyện tăng cường sức khoẻ: Ngồi thiền, Yoga, đi bộ, bơi lội…

4.3. Sử dụng sản phẩm Đông Y thế hệ 2 – Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương

Thiếu máu trong Đông y còn gọi là huyết hư, do sự suy giảm chức năng của 3 tạng Tâm, Can và Tỳ. 90% nguyên nhân gây mất ngủ là do thiếu máu lên não, theo Đông y, điều trị thiếu máu chủ yếu tập trong vào việc bồi bổ chức năng của tạng bị suy giảm, chính vì vậy điều trị mất ngủ trước tiên cần quan tâm đến vấn đề bồi bổ, hoạt huyết khí huyết trong cơ thể.

Đông y với bài thuốc Hoạt huyết đã được chứng minh có tác dụng rất hiệu quả đến các trường hợp bệnh nhân cao tuổi có triệu chứng mất ngủ nhẹ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang mắc chứng mất ngủ mãn tính thì sử dụng Đông Y Hoạt huyết thôi chưa đủ, bởi lẽ thành phần và công dụng của bài thuốc này không phải chủ đạo dành cho chứng mất ngủ đơn thuần. 

Bằng sự tiên tiến và tận tâm trong công trình nghiên cứu các sản phẩm Đông Y thế hệ 2, Viên Mất Ngủ Ngự Y Mật Phương - Đông y thế giúp tăng cường bồi bổ khí huyết, an thần, dưỡng tâm, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt hiệu quả với những trường hợp mất ngủ mạn tính, lâu năm đã chữa nhiều cách không khỏi.

thông tin tư vấn

 

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại