Thứ sáu, 22/11/2024 | 10:25
RSS

Đề phòng biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày tá tràng

Thứ sáu, 22/05/2020, 10:08 (GMT+7)

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Theo thống kê, Việt Nam có đến 26% dân số mắc bệnh loét dạ dày tá tràng. Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến hình thành bệnh. Nếu những nguyên nhân này không được quản lý chặt chẽ, bệnh có thể tiến triển nặng và gây nên biến chứng nghiêm

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét hình thành ở lớp niêm mạc của dạ dày hoặc tá tràng. 

Nguyên nhân gây Viêm loét dạ dày tá tràng

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) kéo dài, ví dụ như: aspirin, ibuprofen, celecoxib,… trong một số trường hợp đau do thoái hóa khớp, viêm khớp, gút, đau thần kinh tọa, hoặc với mục đích dự phòng một số bệnh lý tim mạch.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) trong dạ dày, tá tràng
  • Ung thư hoặc bị khối u không phải ung thư tại dạ dày, tá tràng hoặc tụy. Bệnh được biết đến với tên hội chứng Zollinger-Ellison, là một bệnh lý hiếm gặp đường tiêu hóa

viêm loét dạ dày
Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Ai dễ mắc viêm loét dạ dày tá tràng do thuốc giảm đau, chống viêm không steroid?

Bất kể ở độ tuổi nào, người bệnh uống thuốc giảm đau chống viêm không steroid hằng ngày hoặc nhiều lần trong tuần đều có nguy cơ cao hình thành viêm loét dạ dày tá tràng hơn những người không sử dụng thuốc này thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai dùng thuốc này cũng bị loét dạ dày tá tràng. Nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người có đặc điểm sau:

  • Người từ 70 tuổi trở lên
  • Nữ giới
  • Uống nhiều hơn 2 loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc uống 1 loại nhưng thường xuyên và trong thời gian dài
  • Có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng
  • Có 2 hay nhiều bệnh mắc kèm
  • Sử dụng đồng thời các thuốc khác cũng có nguy cơ ảnh hưởng tới dạ dày tá tráng như thuốc chống viêm corticoid và một số thuốc điều trị loãng xương
  • Uống rượu hoặc hút thuốc lá.

viêm loét dạ dày
Người cao tuổi dễ bị loét dạ dày tá tràng khi dùng thuốc giảm đau không steroid

Ai có nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H. pylori?

H. pylori là một loại vi khuẩn có hình xoắn, chúng có thể phá hủy lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng và có thể gây nên bệnh viêm loét dạ đày tá tràng.

Khoảng 30 – 40% người dân có nhiễm vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên, phần lớn trong số này đều ở thể không hoạt động, tức là người bệnh mang vi khuẩn nhưng không hề có dấu hiệu hoặc triệu chứng viêm dạ dày trong nhiều năm. Phần lớn các trường hợp nhiễm H. pylori từ tuổi niên thiếu.

Những người nhiễm H. pylori có thể hình thành viêm loét dạ dày, trường hợp này được gọi là viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H. pylori. Bệnh thường ít xuất hiện ở trẻ em. Với người lớn, cùng với một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến vết loét hình thành ở những người mang vi khuẩn. Các nghiên cứu chưa khẳng định chắc chắn về con đường lây truyền của vi khuẩn H. pylori. Nhiều giả thuyết cho rằng, vi khuẩn này có thể lây qua:

  • Thực phẩm bẩn
  • Nước bẩn
  • Vật dụng ăn uống không sạch
  • Tiếp xúc với dịch cơ thể của người mang vi khuẩn, bao gồm cả đường hôn

Một số nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn H. pylori trong nước bọt của người nhiễm khuẩn. Do đó, nguy cơ lây nhiễm qua con đường này có thể xảy ra.

viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày tá tràng do H. pylori

Biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Xuất huyết dạ dày, ruột
  • Thủng dạ dày, ruột
  • Hẹp môn vị, cản trở thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống tá tràng
  • Viêm phúc mạc (viêm màng bụng)

Đây đều là những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí, bạn có thể cần tới can thiệp ngoại khoa để điều trị những biến chứng này.

Điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Dạ dày Đông y thế hệ 2

Viêm loét dạ dày là bệnh có thể điều trị khỏi, nhưng lại dễ tái phát, phụ thuộc vào chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày. Thuốc tây y có thể điều trị khỏi được căn bệnh này, tuy nhiên không có vai trò ngăn ngừa tái phát hoặc có thể mang lại tác dụng không mong muốn khi dùng kéo dài. 

Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 có nguồn gốc từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian, sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất đạt chuẩn GMP-WHO điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả, ngăn ngừa tái phát bệnh.

 

DS Phạm Hảo
Theo Đời sống Plus/GĐVN