Thứ hai, 29/04/2024 | 20:12
RSS

Đầy hơi, chướng bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ hai, 07/08/2023, 07:02 (GMT+7)

Đầy hơi, chướng bụng đều là vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa, có thể là hiện tượng sinh lý bình thường do chế độ ăn không khoa học hay là do cơ thể có bệnh lý liên quan gây ra. Tuy nhiên, dù nguyên nhân nào thì hai triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.

I. Đầy hơi, chướng bụng là như thế nào?

Do thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày nên cơ thể dễ dẫn tới hiện tượng đầy hơi, chướng bụng. Ngoài ra, khi thức ăn không thể tiêu hóa thì dạ dày có dấu hiệu dư thừa khí khiến bụng cảm giác căng cứng, khó chịu.

Đi kèm với tình trạng này, người bệnh thường xuất hiện thêm các triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau bụng... 

Vốn dĩ đầy hơi, có thể không gây ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt, nhưng nếu tình trạng cứ kéo dài liên tục nhiều ngày và tần suất lưu lại có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe dạ dày.

chướng bụng đầy hơi

II. Nguyên nhân dẫn đến đầy hơi, chướng bụng

1. Do cơ địa

Người bệnh đã bao giờ thắc mắc rằng: Dù sinh hoạt và chế độ ăn giống nhau, khu vực sống như nhau... vậy mà có người mắc, có người lại không? Đây được coi là do yếu tố cơ địa, gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng...

Đầy hơi, chướng bụng là triệu chứng của bệnh dạ dày, gốc rễ của nó là vì cơ địa không được tốt. 

Theo Đông y gốc rễ của tình trạng này là vì cơ địa tỳ vị bị suy yếu dẫn đến:

  • Giảm chức năng co bóp thức ăn tiêu hóa của dạ dày.
  • Kích thích cơ thắt thực quản bị giãn nở.
  • Co thắt thực quản dưới bị rối loạn hoạt động, đóng mở không đúng lúc.

Yếu tố này sẽ gây ứ đọng lại thức ăn dẫn tới chướng bụng, khó tiêu.

2. Do tích tụ nhiều khí trong ruột

Việc tích tụ khí oxy và nitơ trong hệ tiêu hóa quá lâu đều dễ dàng dẫn đến đầy bụng và khiến phần bụng bị khó chịu, buồn bực. Tích khí xảy ra khi ăn một số loại thực phẩm không tốt cho dạ dày, chỉ cần thay đổi chế độ ăn là có thể giúp kiểm soát được lượng khí trong cơ thể.

Đặc biệt sẽ tiết ra nhiều hơn khi nôn và trào ngược axit dạ dày sẽ tích tụ một ít lượng không khí vào cơ thể và gây tích tụ trong ruột.

Khi lượng khí đã tích tụ lâu, cơ thể cần tìm biện pháp để đẩy nó ra ngoài bằng cách ợ hoặc xì hơi. Khi lượng thức ăn vào dạ dày và ruột non nhưng không tiêu hóa được hết sẽ dẫn tới đầy hơi khi thức ăn xuống ruột già.

chướng bụng đầy hơi do tích tụ khí trong ruột

3. Thực phẩm tạo ra nhiều khí

Các loại thức ăn chứa nhiều khí bao gồm:

  • Một số loại rau củ: Atiso, bắp cải, bông cải xanh, tỏi tây, hành tây, củ cải...
  • Các loại ngũ cốc như lúa mì, yến mạch...
  • Các loại đậu.
  • Các chế phẩm từ sữa.
  • Hàm lượng men trong bánh mì.
  • Hạt điều.

Ngoài ra, còn một số thực phẩm hấp thu khí nhiều hơn như: Chất tạo ngọt, chất xơ, đồ uống có gas... Đối với người không dung nạp lactose sẽ tạo ra một lượng khí lớn.

4. Rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa do các chất tinh bột hay sự rối loạn lên men của các vi sinh vật do có liên quan đến hệ vi khuẩn đường ruột.

Cơ thể có dấu hiệu bị thiếu hụt lượng enzyme lactase, tình trạng suy tuyến tụy, hệ thống đường tiêu hóa bị rối loạn dẫn tới tăng hàm lượng hơi trong ruột. Việc hơi bị tạo ra do quá trình lên men các chất cacbonhydrat chưa tiêu hóa được và hàm lượng chất xenlulo dẫn đến tiểu tiện nhiều lần.

5. Hệ tiêu hóa bị rối loạn

Rối loạn vận động nhu động ruột, khiến dạ dày khó tiêu hóa, cảm giác thức ăn luôn đầy trong bụng. Khi thức ăn di chuyển chậm xuống ruột dẫn tới việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc tình trạng viêm, tắc đường mật do rối loạn bài tiết.

6. Dư thừa vi khuẩn trong ruột

Giảm lượng axit trong dạ dày và cơ ruột non giảm co bóp tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Tình trạng này xảy ra, có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau bụng, khó chịu, tiêu chảy, mệt mỏi.

chướng bụng đầy hơi do dư thừa vi khuẩn

7. Trào ngược dạ dày

Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra chứng ợ hơi, ợ chua có thể kèm theo nhiều triệu chứng khác như đau tức bụng, tức ngực, đầy hơi, ho liên tục, hôi miệng...

8. Hội chứng ruột kích thích

Xuất hiện khi dây thần kinh ở ruột nhạy cảm, căng thẳng quá mức, do thức ăn bị tích tụ trong ruột già quá lâu hay thời gian lượng thức ăn tiêu hóa quá nhanh. Hội chứng gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa và ruột. 

Triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Các nguyên nhân khác có thể làm trầm trọng hơn tình trạng đầy hơi:

  • Sức khỏe có vấn đề: Cơ thể mắc một số bệnh như bệnh viêm ruột thành (ảnh hưởng tới tá tràng và đại tràng), viêm loét đại tràng hoặc nghiêm trọng hơn là tình trạng ung thư dẫn tới tình trạng tắc nghẽn trong ruột.
  • Táo bón: Việc không đào thải được các chất ra khỏi cơ thể, khiến lượng khí thừa cũng không ra ngoài được, gây tích tụ khó chịu.
  • Bệnh nhiễm trùng đường ruột khác: Bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn trong hệ tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm làm gây ra tích tụ khí trong cơ thể.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Kháng sinh làm rối loạn đến hệ vi khuẩn của đường ruột gây ra đầy hơi. Lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng là nguy cơ làm tăng nguy cơ đầy hơi.

Ngoài ra, những đối tượng sau cũng cần lưu ý đối với các trường hợp đầy hơi như: Phụ nữ đang mang thai, tiền mãn kinh, lạc nội mạc tử cung, thoát vị...

III. Tình trạng chướng bụng, đầy hơi có gây nguy hiểm không?

Hai triệu chứng này không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó lại làm ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì không đơn giản chỉ xuất hiện đầy hơi, chướng bụng mà còn kèm theo các triệu chứng khác, do đó nên đi tới các cơ sở y tế thăm khám nếu:

  • Bị chán ăn, khẩu vị thay đổi.
  • Đi ngoài nhiều lần.
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân bất thường.
  • Tình trạng táo bón kéo dài.
  • Nôn hoặc buồn nôn thường xuyên.
  • Cân nặng bị sụt đột ngột.
  • Có thể xuất hiện sốt cao do cơn đau quá mạnh.

chướng bụng đầy hơi có nguy hiểm không

IV. Điều trị chứng đầy hơi, chướng bụng

1. Mẹo giảm chướng bụng, đầy hơi theo cách dân gian

Tình trạng khó chịu này đa phần ai cũng từng trải qua, trong dân gian xưa và nay đều lưu truyền lại bài thuốc cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng giúp cải thiện bệnh.

1.1 - Dùng tỏi

Ngoài việc lấy để làm gia vị cho món ăn thì tỏi có tác dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như cúm, dạ dày và giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu hiệu quả. Thực hiện theo 2 cách dưới đây:

Cách 1: Dùng 30g tỏi sau đó bóc vỏ, rửa sạch giã nát và trộn cùng với 5g đường (có thể dùng đường phèn và đường ăn hằng ngày). Pha hỗn hợp với 60ml nước ấm, sau đó ngày 2 lần, mỗi lần uống uống 30ml.

Cách 2: Dùng 1 củ tỏi rồi nướng lên, đặt lên rốn cách qua miếng gạc hoặc vải mỏng để giúp đẩy khí ra ngoài giúp bụng dễ chịu.

1.2 - Dùng gừng

Gừng được coi như một loại dược liệu tốt cho cơ thể với nhiều tác dụng như cải thiện đầy hơi, giải độc, trị cảm, rối loạn tiêu hóa... Có 3 cách dùng gừng trong giúp tình trạng đầy hơi, chướng bụng giảm sút:

Cách 1: Cắt vài lát gừng mỏng pha với nước nóng.

Cách 2: Uống 1 cốc trà gừng ngay sau khi ăn để giảm áp lực khó chịu của bụng.

Cách 3: Rửa sạch gừng và đập nát pha với nước nóng trong 30 phút sau đó thêm 1 thìa mật ong, khuấy đều, uống liên tục từ 2-3 ngày sau mỗi bữa ăn.

1.3 - Dùng quế

Đối với quế có 2 cách để đẩy lùi tình trạng chướng bụng như sau:

Cách 1: Hòa tan nửa thìa bột quế đã mua sẵn hòa tan với 250ml nước, sau đó đun sôi và gạn lấy nước uống sau khi ăn.

Cách 2: Pha nửa thìa cafe bột quế với một ly sữa ấm, uống khi cơ thể cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

chữa chướng bụng đầy hơi với quế

1.4 - Massage bụng

Để tay ấm, đặt lên bụng xoa đều theo đúng chiều kim đồng hồ từ phải sang trái, thực hiện theo một vòng tròn đến khi xuất hiện ợ hơi. Dùng tay không hoặc có thể sử dụng thêm dầu để làm ấm bụng.

1.5 - Chườm nóng

Dùng túi chườm nóng hoặc khăn ấm đặt lên vùng bụng hoặc vị trí bên sườn để làm giảm được tình trạng khó chịu bụng một cách hiệu quả.

1.6 - Sử dụng hạt tiêu

Là loại gia vị tạo hương thơm cho món ăn và là loại thực phẩm giúp đẩy lùi tình trạng đầy hơi, chướng bụng nhanh chóng.

Cách làm: Dùng ½ thìa bột cafe khô trộn đều với hỗn hợp đường và sữa chua ăn ngay để thấy hiệu quả.

1.7 - Dùng chanh

Việc uống một cốc nước chanh ấm vào mỗi buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, tạo thói quen này hằng ngày giúp cải thiện hệ tiêu hóa vì tính axit trong chanh sẽ có tác dụng kích thích sản sinh được ra lượng axit clohidric - hàm lượng làm tiêu thức ăn giảm tình trạng đầy bụng.

2. Sử dụng thuốc đặc trị 

Các nhóm thuốc có tác dụng giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng phổ biến, gồm:

  • Nhóm thuốc chứa thành phần Alpha-Galactosidase: Giúp loại bỏ đường tự nhiên trong các loại thức ăn gây đầy bụng.
  • Nhóm thuốc chứa thành phần Simethicone: Tác dụng thúc đẩy thức ăn được tiêu hóa nhanh.
  • Nhóm thuốc có thành phần lactase: Phân hủy đường lactose trong một số thực phẩm.

Việc điều trị triệu chứng không thôi chưa đủ, để có thể đi đúng hướng điều trị mang lại kết quả cao là vừa có thể làm giảm triệu chứng vừa có thể tác động đến cơ địa của mỗi người. Từ đó tình trạng đầy hơi, chướng bụng mới có thể ngăn chặn tái phát.

Viên dạ dày Ngư y mật phương Đông y thế hệ 2 được bào chế và sản xuất tại nhà máy đạt chất lượng của Dược Phẩm Nhất Nhất sẽ giúp thay đổi cơ địa tỳ vị cụ thể như:

  • Giảm tiết axit, giảm đầy chướng, ngắn kích thích cơ thắt thực quản.
  • Giảm áp lực tình trạng ép ngược lên cơ thắt thực quản.
  • Tăng cường chức năng dạ dày, giảm rối loạn co thắt.

V. Những lưu ý để hạn chế đầy hơi, chướng bụng

Để ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng người bệnh cần áp dụng những điều sau:

  • Rèn luyện cơ thể để kích thích nhu động ruột, giải phóng khí.
  • Uống, tắm nước ấm để làm dịu cơn đau, giảm căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ ăn giàu chất xơ.
  • Tránh đồ uống có ga.
  • Không nhai nhiều kẹo cao su vì dễ tích khí vào trong cơ thể.
  • Ăn uống từ từ, tập trung ăn, không nên ăn quá no.

Để khắc phục tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoàn toàn cần sự phối hợp giữa thói quen sinh hoạt, ăn uống và quá trình sử dụng thuốc điều trị. Tham khảo một trong các bài thuốc dân gian để giúp hỗ trợ cải thiện.

thông tin tư vấn

 

DS. Hiền Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại