Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:32
RSS

Đấu thầu công khai tiết kiệm nghìn tỷ

Thứ sáu, 07/12/2018, 12:10 (GMT+7)

Chỉ chuyển từ cơ chế đặt hàng, chỉ định thầu… sang đấu thầu công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực, chương trình, dự án cụ thể, các cấp chính quyền Hà Nội đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Đấu thầu thấy ngay hiệu quả

Từ 3 năm trước, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho dừng toàn bộ việc tỉa cành, duy tu thảm cỏ tại một số vườn hoa, dải phân cách đường trong 1 tháng. Hà Nội đã chỉ ra một ví dụ về sự lãng phí, thất thoát ngân sách từ cơ chế đặt hàng dịch vụ công ích mà ai nhìn cũng thấy vô lý. Đó là tỉa cây, cắt cỏ tại 24 km Đại lộ Thăng Long, mỗi năm ngốn hết 53 tỷ đồng từ ngân sách. Chỉ riêng việc dừng cho hoạt động cắt cỏ, tỉa và trồng cây cảnh, chính quyền Hà Nội đã đối thoại để giảm kinh phí duy tu, duy trì, cắt tỉa cây hoa, thảm cỏ từ 886 tỷ đồng chỉ còn 178 tỷ đồng trong năm năm 2016, tiết kiệm 708 tỷ đồng.

Để cắt giảm chi phí cho lĩnh vực cắt cỏ, chăm cây, Hà Nội đã chia ra nhiều gói thầu thực hiện rộng rãi, chi phí ngân sách thành phố phải bỏ ra cho lĩnh vực này đã giảm hẳn. Cụ thể, dự án chăm sóc cỏ, tỉa cây ở Đại lộ Thăng Long với tên gọi “Duy trì cây xanh thảm cỏ tuyến Đại lộ Thăng Long” được đưa ra đấu thầu.

Giá gói thầu này được công bố là hơn 106 tỉ đồng.Sau đấu thầu, Liên danh Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội - Công ty CP xây dựng Trường Sơn - Công ty CP Xây dựng dịch vụ và thương mại 68 trúng thầu với giá gần 95,3. Hình thức hợp đồng trọn gói. Thời gian thực hiện gói thầu là 45 tháng. Bên cạnh đó, hàng loạt gói thầu về duy trì thảm cỏ, cây xanh tại nhiều tuyến đường, khu đô thị cũng đã được đấu thầu rộng rãi.

Cùng với đấu thầu, Hà Nội đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công ích, tính lại đơn giá, định mức để hướng đến mục tiêu: Trồng được cây xanh, hoa, cây cảnh xen kẽ đảm bảo những nơi trồng có hoa 4 mùa. Sau những sức ép yêu cầu công khai, triển khai đấu thầu nhiều hạng mục công việc và tăng đầu tư thiết bị phục vụ cho lĩnh vực này, bộ mặt thành phố bây giờ đã khác trước, tỷ lệ cây xanh sống cao hơn, mức độ phủ và số loài cây đa dạng hơn trước, Hà Nội đang triển khai chương trình trồng 1 triệu cây xanh từ 2017 đến 2020.

Sau chuyện chăm cỏ, tỉa cây mang ra đấu thầu, nhiều lĩnh vực khác cũng được “nối gót”. Với những lĩnh vực, dự án xem nhẹ, hoặc bỏ qua đấu thầu công khai ở Hà Nội, ví như Dự án xe buýt nhanh, Dự án đầu tư xây dựng đường ở quận Long Biên đã sai sót trong đấu thầu gây thất thoát tiền của nhà nước. Thanh tra Chính phủ và Hà Nội đã phải thanh tra và chỉ ra nhiều sai sót, thất thoát, lãng phí trong khi triển khai dự án. Rõ ràng, đấu thầu công khai và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về đấu thầu bao giờ cũng mang lại hiệu quả thực sự cho không chỉ ngân sách mà cả người thụ hưởng cũng như đơn vị triển khai dự án.

Dự án sữa học đường tiết kiệm hơn 350 tỷ đồng

Với tốc độ triển khai khẩn trương, không mất nhiều thời gian, hoạt động đấu thầu chọn nhà cung cấp cho chương trình sữa học đường Hà Nội năm 2018-2020 trị giá hơn 4000 tỷ đồng đã mang lại lợi ích kinh tế lớn cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và cha mẹ học sinh.

Đấu thầu công khai tiết kiệm nghìn tỷ
Ký biên bản sau khi kết thúc buổi mở gói thầu tài chính

 Theo thông báo của Sở giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vào cuối tháng 11/2018, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã vượt qua Công ty Cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk) để trở thành đơn vị cung cấp sữa cho chương trình lớn này. Trong tổng kinh phí dự kiến của chương trình là 4.180 tỷ đồng, ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 1290 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp 890 tỷ đồng và phụ huynh đóng góp hơn 2.000 tỷ đồng. Dự kiến có hơn 1,3 triệu trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được thụ hưởng chương trình này.

Ngay từ giữa tháng 10/2018, những thông số kỹ thuật của 2 doanh nghiệp sữa tham gia đấu thầu theo hồ sơ mời chào đã được công khai trên báo chí. Cụ thể, Vinamilk thành lập tháng 8/1976; doanh thu (năm 2017) 51.041 tỷ đồng; thị phần hơn 57% tại Việt Nam với điểm bán lẻ 240.000 và bán trực tiếp tại 575 cửa hàng. Trong khi đó TH True Milk thành lập tháng 2/2009; doanh thu (năm 2016) 2.804 tỷ đồng; phân phối qua 200 cửa hàng của hệ thống phân phối TH True mart…Cùng với giá, đây là những con số công khai đưa lên “bàn cân” để lãnh đạo có trách nhiệm của Hà Nội lựa chọn.

Vinamilk trúng thầu với đơn giá 1 hộp sữa là 6.286 đồng, thấp hơn 514 đồng/hộp so với mức giá trần đấu thầu. Giá trị hợp đồng trên 3.828 tỷ đồng. Nếu so với TH true milk, Vinamilk đưa ra mức giá thấp hơn 130 tỷ đồng/hợp đồng.

Vinamilk cam kết hỗ trợ 23% thay vì 20% so mức mời thầu chương trình sữa học đường. Phần còn lại 77%, Nhà nước và phụ huynh học sinh đóng góp.Như vậy, phụ huynh học sinh sẽ chỉ phải góp 47% trị giá hộp sữa thay vì 50% theo quy định của chương trình đã được duyệt trước đó. Bỏ ra chưa đầy 3000 đồng để có một hộp sữa 180 ml, đây là mức hoàn toàn phù hợp với khả năng chi dùng của cả người có thu nhập trung bình thấp.

Theo đại diện Vinamilk, với trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo (căn cứ quy định chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND TP. Hà Nội ban hành), học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh thuộc diện chính sách theo quy định của Nhà nước khi tham gia chương trình sẽ được Nhà nước hỗ trợ 50%; doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 50% chi phí mua sữa.

Triển khai đấu thầu công khai, rộng rãi, minh bạch, Hà Nội đã chọn ra được doanh nghiệp không những có đầy đủ năng lực, cung cấp sữa chất lượng quốc tế (như doanh nghiệp này đã và đang làm tại thị cả thị trường Mỹ và Newzealand), Sở GD&ĐT Hà Nội đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hơn 350 tỷ đồng so với con số công bố trước đó. Lợi ích từ đấu thầu được đong đếm ngay bằng tiền này còn mang lạ cho Hà Nội kinh nghiệm để triển khai nhiều hơn các chương trình với ý nghĩa nhân văn, vì trẻ em trong tương lai.

Hiện nay, không chỉ riêng ở Hà Nội mà ở tất cả các tỉnh thành, tình trạng đặt hàng, chỉ định thầu không minh bạch vẫn đang diễn ra khi chọn nhà cung cấp dịch vụ. Thực tế này gây thất thoát ngân sách nhà nước và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cung cấp cho người thụ hưởng. Nếu không phát huy cách làm công khai này, xã hội sẽ mất đi chi phí cơ hội dùng sản phẩm tốt nhất do không chọn được doanh nghiệp đủ năng lực, Nhà nước có thể mất đi khoản tiền đáng kể vào tiêu cực. Nhân rộng mô hình đấu thầu với riêng chương trình sữa học đường ở nhiều địa phương cũng như với các lĩnh vực tiêu dùng ngân sách nhà nước là việc nên làm. Chỉ qua đấu thầu dân mới giám sát, kiểm tra được đồng tiền của họ được sử dụng hiệu quả, quyền lợi thụ hưởng sản phẩm dịch vụ, hàng hóa tốt nhất mới được tôn trọng.

Ông Đỗ Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại Vinamilk cho biết, đơn giá trúng thầu của Vinamilk là 6.286 đồng/hộp dành cho loại sữa tươi tiệt trùng có đường hoặc không đường, dung tích 180ml, sản xuất tại Việt Nam. Sản phẩm sẽ có ghi nhãn "Sữa học đường" và không bán ngoài thị trường. Chương trình sữa học đường Hà Nội sẽ bắt đầu  triển khai ngay từ tháng 1/2019. 

 

PV
Theo Đời sống Plus/GĐVN