Thứ bảy, 28/12/2024 | 16:39
RSS

Đau răng bấm huyệt nào? Cách bấm huyệt giảm đau răng

Thứ sáu, 16/08/2024, 11:35 (GMT+7)

Có câu “Thứ nhất đau răng, thứ nhì đau mắt”, ý chỉ đau răng vô cùng khó chịu. Bạn có biết đau răng bấm huyệt nào sẽ giảm đau không?

Đau răng bấm huyệt nào? Thực hiện ra sao?

MỤC LỤC 
Đau răng là gì?
Nguyên nhân gây sâu răng
Phương pháp bấm huyệt chữa đau răng
Đau răng bấm huyệt nào?
Những lưu ý khi bấm huyệt chữa đau răng
Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng nhờ nước ngậm răng miệng thảo dược

Đau răng là gì?

Đau răng là cơn đau bên trong răng và/hoặc các cấu trúc nâng đỡ xung quanh chúng, thường xảy ra do sâu răng hay nhiễm trùng.

Mức độ cơn đau khác nhau ở mỗi người, từ cảm giác ê buốt, nhức âm ỉ cho đến đau nhói dữ dội. Nó có thể chỉ xảy ra thoáng qua nhưng cũng có thể đau dai dẳng nhiều ngày. 

Cảm giác đau ở răng được chịu trách nhiệm bởi hệ thống thần kinh nằm bên trong tủy răng, khi có sự kích thích của tác nhân bên ngoài môi trường. 

Các dây thần kinh răng vô cùng nhạy cảm, đó là lý do các cơn đau răng thường xảy ra đột ngột. 

Cơn đau tiến triển nhanh, đau nhói kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe sinh hoạt hàng ngày.

Bên cạnh những cơn đau và ê buốt ở răng và nướu, những dấu hiệu khác thường thấy ở người bị đau răng là: sốt, đau đầu, nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh, sưng mặt, chảy máu và/hoặc sưng ở răng, nướu, hôi miệng...

Đau răng thường liên quan đến sâu răng

Nguyên nhân gây sâu răng

Đau răng xảy ra khi có tín hiệu kích thích từ tác nhân bên ngoài vào hệ thống thần kinh bên trong tủy răng.

Nguyên nhân gây đau răng hàng đầu là do sâu răng, xảy ra khi có sự tấn công của vi khuẩn trên bề mặt răng và bên trong răng. Sâu răng gây sưng và đau răng dữ dội, làm ăn mòn men răng và nhiễm trùng tủy răng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân thường gặp khác bao gồm: 

Viêm tủy răng, hoại tử tủy răng 
Áp xe răng, viêm chân răng, nhiễm trùng quanh răng 
Các bệnh về nướu: viêm nướu, viêm nha chu
Viêm xoang và nhiễm trùng xoang 
Mọc răng khôn, răng mọc lệch 
Chấn thương gãy hoặc nứt răng 
Biến chứng sau điều trị nha khoa
Thói quen căng thẳng: nghiến răng, nhai kẹo cao su…

Phương pháp bấm huyệt chữa đau răng 

Bấm huyệt là một trong những phương pháp trị liệu giảm đau xuất hiện sớm, cách đây khoảng 5000 năm. 

Xoa bóp bấm huyệt nhanh chóng trở nên phổ biến và được dùng rộng rãi trong đời sống thường ngày vì thao tác đơn giản, nhanh chóng và ai cũng có thể thực hiện được.

Bấm huyệt là gì?

Bấm huyệt là phương pháp điều trị bằng tay, tác động áp lực lên các huyệt đạo và một số bộ phận nhất định trên cơ thể. 

Huyệt là các vị trí cố định, được xem nơi quy tụ thần khí của tạng phủ, kinh lạc, cân cơ xương khớp và ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng hoạt động của chúng.

Ngoài ra, huyệt còn được ví như cửa ngõ nơi ra vào các luồng khí bên trong và bên ngoài cơ thể. Đây là nơi dễ dàng bị tà khí xâm nhập và gây ứ trệ nhất.

Trên cơ thể con người có tất cả 108 huyệt chính, nối liền với 12 kỳ kinh chính và 8 mạch kỳ kinh. Trong đó, có 72 huyệt cơ bản và 36 vị trí được gọi là tử huyệt.

Mỗi huyệt đều có một tên gọi là chức năng riêng biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới kinh mạch và tạng phủ liên quan. 

Vì vậy, kích thích đúng vào vị trí các huyệt có tác dụng trục đuổi hàn tà, điều hòa dinh vệ, thông kinh lạc và điều hòa chức năng tạng phủ theo cơ chế cân bằng Âm Dương.

Phương pháp bấm huyệt trong Y học cổ truyền

Bấm huyệt có chữa được đau răng không?

Tây y giải thích hiện tượng đau răng là một phản xạ thần kinh của não bộ khi có kích thích tác động tới hệ thống dẫn truyền cảm giác ở tủy răng.

Mặt khác, Y học cổ truyền lại cho rằng răng là phần dư của xương cốt do thận làm chủ. 

Các đường kinh mạch túc dương minh vị và thủ dương minh đại trường đi qua lợi, do vậy mà đau răng là do tổn thương ở các tạng thận, vị, đại trường.

Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, nhưng đều có chung bản chất là do sự mất cân bằng điều hòa giữa các khí trong cơ thể: giữa phong và nhiệt, tà khí và chính khí, âm và dương.

Bấm huyệt lại là phương pháp lấy cân bằng “khí” làm gốc để chữa bệnh và phòng bệnh, chủ về giảm đau nhức, tê bì, sưng nề.

Do đó việc bấm huyệt chữa đau răng là một phương pháp hiệu quả, thao tác dễ thực hiện và cho tác dụng nhanh chóng.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần phải nắm rõ, đây là phương pháp giúp giảm triệu chứng chứ không điều trị bệnh. Muốn khỏi bệnh cần phải kết hợp với các cách điều trị khác.

Đau răng bấm huyệt nào?

Đau răng có thể được thuyên giảm nhờ vào việc tác động lên một số huyệt nhất định. 

Các huyệt có tác dụng điều trị đau răng bằng phương pháp bấm huyệt là:

Huyệt giáp xa

Thuộc kinh túc dương minh vị, nằm ở bờ trước cơ cắn. Khi cắn răng, chỗ lồi cao nhất là vị trí huyệt. 

Dùng ngón tay cái hoặc trỏ ấn vào huyệt bên đau răng khoảng 2 đến 3 phút.

Huyệt hạ quan

Nằm gần tai quanh khớp thái dương hàm, thuộc kinh túc dương minh vị. 

Huyệt này giúp giảm đau răng và ù tai. Cách bấm huyệt tương tự như huyệt giáp xa và đại nghinh.

Huyệt thái khê

Huyệt thái khê là huyệt nguyên của kinh thận, thuộc đường kinh túc thiếu âm thận.

Vị trí của huyệt là nằm giữa đường nối mép trong của gân gót và bờ sau mắt cá chân trong. 

Có khả năng điều trị nhiều bệnh, bao gồm giảm đau răng. 

Để giảm đau răng, ấn huyệt trong khoảng 3-5 phút mỗi bên.

Huyệt hợp cốc

Đây là huyệt nguyên của kinh thủ dương minh đại trường và là huyệt tổng của vùng đầu mặt.

Huyệt hợp cốc dùng để giảm đau răng, đau đầu, liệt dây thần kinh số VII. 

Vị trí huyệt nằm giữa khe đốt ngón trỏ và ngón cái. Miết từ đầu ngón trỏ dọc theo xương bàn ngón đến chỗ bị mắc thì đó là huyệt.

Sử dụng ngón tay cái của bàn tay đối diện bấm giữ 1-2 phút. 

Lưu ý, không bấm huyệt này cho phụ nữ mang thai do có thể tăng co bóp tử cung và nguy cơ sảy thai.

Huyệt Giáp xa, Hạ quan, Thái Khê và Hợp cốc

Huyệt thương dương 

Nằm trên kinh thủ dương minh đại trường, vị trí ngay sát chân móng ngón trỏ, cách khoảng 0,2 mm về phía ngón cái. 

Huyệt này có tác dụng điều trị đau răng và sưng đau hàm. 

Khi bấm huyệt, dùng ngón tay bên còn lại ấn vào huyệt cùng bên với răng đang đau, không cần day. 

Huyệt nhị gian

Nằm ở chỗ lõm phía trước xương bàn tay của ngón trỏ, gần ngón cái. Huyệt này giúp giảm đau nhức răng và sưng hàm. 

Dùng ngón tay cái của tay bên kia ấn vào huyệt, kết hợp vừa ấn vừa day. Ấn huyệt nhị gian cùng bên với bên bị đau răng. 

Huyệt thương dương và huyệt nhị gian

Huyệt đại nghinh

Là huyệt thứ năm của kinh vị, nơi mạch Thủ Dương Minh nhập vào và giao với Túc Dương Minh. 

Khi cắn chặt răng lại, huyệt ở sát bờ trước cơ cắn và trên bờ dưới xương hàm dưới, ngang một khoát ngón tay, ngay trên rãnh động mạch mặt. 

Chủ trị răng đau, má sưng, mặt liệt, tuyến mang tai viêm. 

Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt bên đau khoảng 2-3 phút.

Những lưu ý khi bấm huyệt chữa đau răng 

Bấm huyệt là phương pháp điều trị có thể thực hiện tại nhà, giúp giảm đau hiệu quả nếu thực hiện đúng kỹ thuật. 

Tuy nhiên, nếu không nắm rõ kỹ thuật và các vị trí chính xác của huyệt, điều này khiến việc bấm huyệt không những không có tác dụng mà đôi khi còn có thể gây hại tới sức khỏe.

Khi thực hiện tại nhà, một số lưu ý trong quá trình thao tác là: 

Thực hiện các cách xoa bóp bấm huyệt vừa kể trên 2 lần mỗi ngày, nên làm ở cả hai bên mặt kể cả khi chỉ đau răng ở một bên.

Điều quan trọng nhất để bấm huyệt hiệu quả là phải xác định chính xác vị trí huyệt cần bấm và tác động lực đủ mạnh vào huyệt.

Xoa bóp huyệt theo hình tròn hoặc theo một chiều lên/xuống mỗi huyệt trong 5-10 giây, lặp lại liên tục trong thời gian 1-3 phút cho mỗi huyệt vị.

Trong quá trình xoa bóp, tăng dần cường độ lực tác động dựa trên mức chịu đựng của bản thân.

Không nên thực hiện bấm huyệt khi quá no hoặc quá đói. Thời gian lý tưởng là sau khi ăn một giờ.

Tránh sử dụng đồ lạnh, rượu bia và chất kích thích vì có thể cản trở lưu thông khí huyết cơ thể.

Bấm huyệt chữa đau răng có thể tự thực hiện ngay tại nhà. 

Tuy nhiên nếu bạn không chắc chắn về vị trí các huyệt cũng như thao tác bấm huyệt chính xác, cách tốt nhất là tới các cơ sở, trung tâm trị liệu cổ truyền để được hỗ trợ bởi người có chuyên môn.

Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng nhờ nước ngậm răng miệng thảo dược

Chăm sóc răng miệng là công việc cần phải được thực hiện mỗi ngày chứ không phải chỉ khi bị đau răng.

Đau răng, phổ biến là khi có sâu răng, do vi khuẩn trong miệng sinh acid phá hủy và ăn mòn men răng.

Do đó, chú ý chăm sóc răng miệng sẽ giúp giảm đau răng và phòng ngừa tái phát.

Sau khi đánh răng, dùng nước ngậm răng miệng thảo dược có thành phần Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu… giúp hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.

Đồng thời, còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Nước ngậm răng miệng thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Thành phần:
Huyền sâm, Cam thảo nam, Lá lấu, Xuyên tiêu, Natri benzoate, Nước tinh khiết vừa đủ.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm nhanh đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
- Hỗ trợ làm giảm sự nhạy cảm của răng, ê buốt với môi trường nóng, lạnh, chua, làm giảm mảng bám, cao răng.
- Hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt.
- Bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Cách dùng:
Mỗi ngày ngậm 1 – 2 lần sau đánh răng.
*Người lớn: Mỗi lần sử dụng 10ml, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, trong thời gian ngậm thi thoảng (5 – 10 giây) súc nhẹ, sau đó súc kỹ, nhổ đi. Không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dùng dịch nào khác trong 10 phút sau khi nhổ. Sau 10 phút súc miệng lại bằng nước cho sạch.
*Trẻ em: Dùng ½ liều người lớn
Mỗi đợt sử dụng hỗ trợ điều trị từ 5 – 7 ngày. Có thể dùng nhiều đợt hoặ thường xuyên.
Chú ý: Khi nhổ dung dịch Răng Miệng Nhất Nhất đi có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì.
Quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ 120ml.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô, dưới 30°C
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Điện thoại: 1800.6689 (Trong giờ hành chính).  Fax: (0272) 3.817.337

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại