Thứ ba, 19/03/2024 | 04:52
RSS

Ưu và nhược điểm của các thuốc đau răng thường dùng

Thứ năm, 08/12/2022, 16:07 (GMT+7)

Có câu “Nhất đau mắt, nhì đau răng” để chỉ mức độ khó chịu và nhức nhối của các vấn đề này. Tìm hiểu các thuốc đau răng thường được dùng để có sự lựa chọn tốt nhất.

các thuốc đau răng

Nhận biết các thuốc đau răng thường dùng để giảm đau hiệu quả

Đau răng lợi uống thuốc gì?

Đau răng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm lợi, mọc răng khôn… Dù là nguyên nhân nào, tình trạng này cũng khiến người bệnh đau đớn, khó ăn uống, khó nói, thậm chí mất ngủ.

Khi bị đau răng, có thể dùng nhiều loại thuốc khác nhau, từ thuốc uống đến thuốc bôi hay dung dịch dạng xịt.

Để tìm hiểu đúng nguyên nhân và điều trị hiệu quả, cách tốt nhất là đến gặp nha sĩ. Trong trường hợp bạn chưa có thời gian đến gặp nha sĩ hoặc muốn tìm hiểu trước các thuốc đau răng thường được dùng, có thể tham khảo một số nhóm thuốc như dưới đây.

các thuốc đau răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng

Tham khảo một số thuốc đau răng thường được sử dụng

1. Thuốc giảm đau dạng uống

Để giảm đau, có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol. Nhóm thuốc này có thể tự mua ở nhà thuốc, không cần bác sĩ kê đơn.

Thuốc bắt đầu phát huy tác dụng giảm đau sau khi uống khoảng từ 15 phút đến 1 giờ, kéo dài từ 4 – 6 giờ, tùy thuộc vào dạng thuốc sử dụng. Thuốc viên sủi tác dụng nhanh hơn các viên nén, viên nang.

Liều sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng. Do vậy, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nhìn chung, thuốc giảm đau khá an toàn khi sử dụng ngắn ngày. Tuy nhiên nếu quá liều hoặc sử dụng thời gian dài, thuốc có thể gây độc, ảnh hưởng lớn đến gan, có thể dẫn đến hoại tử. Do vậy, bạn cần tuân thủ liều và khoảng cách giữa mỗi lần dùng thuốc ít nhất là 4 giờ.

các thuốc đau răng

Có thể sử dụng paracetamol để giảm đau răng

2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Nhóm thuốc NSAIDs có rất nhiều loại thuốc khác nhau, sử dụng phổ biến nhất là Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib…

Khác với paracetamol, ngoài tác dụng giảm đau răng, thuốc còn có tác dụng chống viêm, dùng trong các trường hợp đau răng có kèm sưng viêm lợi.

Sau khi uống thuốc khoảng 1 giờ sẽ có tác dụng và thời gian kéo dài tác dụng tùy từng thuốc. Ví dụ ibuprofen có tác dụng khoảng 6 tiếng, diclofenac thường có tác dụng dài hơn 12 tiếng. Khi sử dụng, người bệnh đọc kỹ thông tin từng thuốc để sử dụng chính xác về liều lượng.

Lưu ý, các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs có thể gây ra các tác dụng phụ như Viêm loét dạ dày tá tràng, ảnh hưởng đến tim mạch, thận…Vì vậy, với người bệnh đang bị viêm loét/xuất huyết dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch (tiền sử nhồi máu cơ tim, đặt stent mạch vành, đột quỵ...), suy thận không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những nguy cơ của thuốc có thể gặp phải.

Trong một số trường hợp đau nhiều, để tăng hiệu quả giảm đau, có thể sử dụng kết hợp paracetamol và NSAIDs. Tuy nhiên, việc sử dụng gia tăng các loại thuốc cũng đi kèm nguy cơ tác dụng phụ nhiều hơn, nên chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

3. Thuốc bôi gây tê, giảm đau

Các thuốc có tác dụng gây tê, giảm đau tại chỗ như: lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine cũng được sử dụng khá phổ biến để giảm đau răng.

Các thuốc bôi này có thể ở dạng gel, kem. Khi sử dụng, cần súc miệng, thấm khô vùng bị đau rồi dùng tăm bông đưa thuốc vào thoa đều. Khi bôi cần tác động lực có thể gây đau, khó chịu.

Tác dụng của các thuốc này phát huy nhanh hơn so với thuốc uống (trong vòng 10 phút), nhưng tác dụng lại không kéo dài, khoảng 15-60 phút. Do vậy, cần sử dụng nhiều lần trong ngày.

Các hoạt chất thuốc gây tê khi sử dụng nhiều có thể gây ra tác dụng phụ, nên tránh dùng cho người bị rối loạn đông máu, trẻ em dưới 2 tuổi.

các thuốc đau răng
Có thể dùng thuốc bôi gây tê, giảm đau tạm thời

4. Thuốc kháng sinh dạng bôi

Kháng sinh dạng bôi cũng là thuốc đau răng được sử dụng nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn răng miệng. Các loại kháng sinh thường dùng là metronidazole, spiramycin.

Thuốc có tác dụng chậm, sau khoảng 1-2 ngày khi tình trạng nhiễm khuẩn giảm. Thuốc cũng chỉ hiệu quả khi nguyên nhân gây đau là do nhiễm trùng, không hiệu quả với cơn đau do mọc răng khôn hay ê buốt do sâu răng.

Kháng sinh cũng là loại thuốc nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng để tránh nguy cơ kháng thuốc.

Mặc dù là thuốc dạng bôi, nhưng người bệnh có thể nuốt vào đường tiêu hóa và gây các tác dụng phụ, đặc biệt khi lạm dụng thuốc.

Nhìn chung, ngoại trừ các thuốc kháng sinh, các loại thuốc còn lại như paracetamol, NSAIDs, thuốc bôi tê tại chỗ chỉ có tác dụng giảm đau mà không cải thiện nguyên nhân gây bệnh, nên khi hết tác dụng, cơn đau sẽ quay trở lại.

5. Sử dụng xịt răng miệng thảo dược

Để tránh tác dụng phụ của các thuốc đau răng tân dược, hiện nay xu hướng mới được nhiều người lựa chọn là sử dụng dung dịch xịt răng miệng từ thảo dược. Tiêu biểu như Xịt Răng Miệng Nhất Nhất.

Sản phẩm ứng dụng các vị thảo dược tự nhiên như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào vừa có tác dụng kháng viêm, giảm sưng đau vừa có tác dụng kháng khuẩn qua đó giúp giảm đau tại chỗ.

So với các thuốc đau răng dạng uống hay bôi, ưu điểm của Xịt răng miệng thảo dược là:

  • Thành phần từ thảo dược đảm bảo an toàn
  • Thiết kế dạng vòi xịt tiện dụng, không cần sử dụng tăm bông hay tác động lực vào vết thương, do đó sẽ không gây khó chịu
  • Tác dụng tại chỗ nhanh chóng, không mất thời gian chờ hấp thu
  • Vừa hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng, vừa hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

Để có hiệu quả cao, nên xịt vào vùng răng bị đau ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

các thuốc đau răng Công dụng:

  • Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng.
  • Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.

 

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Thanh Loan
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại