Thứ sáu, 29/03/2024 | 04:35
RSS

Đau nửa đầu sau gáy: Nguyên nhân và cách điều trị

Thứ tư, 03/08/2022, 06:44 (GMT+7)

Đa số các trường hợp đau nửa đầu sau gáy là lành tính nhưng đôi khi cũng là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Dấu hiệu nào cảnh báo đau nửa đầu sau gáy là tình trạng bất thường?

Đau nửa đầu sau gáy

Đau nửa đầu sau gáy có thể cảnh báo nguy hiểm

Đau nửa đầu sau gáy là gì?

Đau nửa đầu sau gáy là tình trạng đau xảy ra ở nửa sau đầu, cổ và gáy. Đau có thể kèm theo tình trạng nhức, mỏi vùng cổ gáy và lan rộng lên vùng đỉnh đầu và hai bên thái dương.

Tình trạng này có thể đau từng cơn hoặc đau âm ỉ trong thời gian dài với nhiều mức độ khác nhau. Cơn đau đầu sau gáy thường có biểu hiện như điện giật, người bệnh có thể có cảm giác bó thắt các cơ kèm theo rối loạn cảm giác trên da đầu.

Đau nửa đầu sau gáy có thể khiến người bệnh mệt mỏi, hạn chế vận động, mất tập trung làm giảm chất lượng công việc, thậm chí nặng hơn có thể gây chóng mặt, buồn nôn, sợ âm thanh, ánh sáng mạnh và rối loạn giấc ngủ.

Đau nửa đầu sau gáy

Đau nửa đầu sau gáy có thể kèm theo buồn nôn, chóng mặt

Nguyên nhân dẫn đến đau nửa đầu vai gáy

Đau nửa đầu say gáy thường có nguyên nhân chính do sự kém lưu thông máu đến não khiến cho một số bộ phận không được nuôi dưỡng đầy đủ. Ngoài ra, ở một số bệnh lý, tình trạng viêm có thể làm tổn thương, gây kích thích các thụ cảm thể đưa tín hiệu lên não để não bộ nhận biết cơn đau nhức này.

Tuy đa số là lành tính, nhưng nếu cơn đau nửa đầu sau gáy kéo dài thường xuyên có thể là biểu hiện sớm của những bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ não, viêm màng não, xuất huyết hay các bệnh lý về đốt sống cổ... Vì vậy, khi tình này xảy ra thường xuyên và kéo dài thì bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Đa số những trường hợp đau ở nửa đầu sau gáy đều liên quan đến những yếu tố cơ học và thói quen hàng ngày của người bệnh như

  • Ngồi sai tư thế, thường xuyên cúi đầu khi làm việc, mang vác nặng có thể dẫn đến đau nửa đầu sau gáy bên trái hoặc bên phải
  • Gối đầu quá cao khi ngủ
  • Làm việc đầu óc quá sức, căng thẳng kèo dài gây co cơ, đau mỏi cổ vai gáy
  • Do chấn thương vùng cổ, gáy

Nếu tình trạng đau chỉ xuất hiện rải rác rồi khỏi nhanh, không tái phát thường xuyên và có liên quan đến những yếu tố cơ học trên thì bạn không cần quá lo lắng. Đa số những trường hợp đau lành tính đều có thể trị khỏi bằng thuốc giảm đau thông thường.

Đau nửa đầu sau gáy

Ngồi làm việc sai tư thế dễ dẫn đến đau nửa đầu sau gáy

Tuy nhiên, đau nửa đầu sau gáy cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm như:

  • Tăng huyết áp: cơn đau có biểu hiện như bó chặt vùng đầu
  • Tăng áp lực nội sọ: cơn đau thường dữ dội kèm theo rối loạn ý thức, nôn mửa
  • Hội chứng nhiễm siêu vi: đau đầu, nhức mỏi vùng cổ gáy
  • Các bệnh lý về đốt sống cổ: đau nửa đầu sau gáy, đau nhói như điện giật, đau có thể lan xuống tay và khiến cảm giác da đầu bị rối loạn
  • Viêm màng não và xuất huyết dưới nhện: đau kèm theo cứng gáy, mỏi cổ gáy
  • Bệnh lý hố sau như U hay xuất huyết: đau nửa đầu sau gáy kèm theo triệu chứng thần kinh khu trú.

Khi những cơn đau đầu sau gáy kéo dài và thường xuyên kèm theo một trong các biểu hiện như trên, tốt nhất bạn nên đếm thăm khám bác sĩ sớm để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời.

Những biện pháp điều trị đau nửa đầu sau gáy hiệu quả

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ có các biện pháp điều trị khác nhau.

Với cơn đau cấp tính

Đối với trường hợp đau cấp tính, phần lớn bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau để giảm nhanh triệu chứng, chấm dứt cơn đau. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp thêm các liệu pháp xoa bóp, mát xa vùng cổ vai gáy giúp máu lưu thông lên não tốt hơn.

Tuy sử dụng thuốc giảm đau cho hiệu quả nhanh, nhưng người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau quá mức. Bởi vì, điều đó sẽ khiến mức độ đáp ứng với thuốc giảm đau giảm dần, về sau người bệnh phải tăng liều dùng lên cơ thể mới đáp ứng. Việc lạm dụng quá mức thuốc giảm đau cũng có thể để lại nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng cho gan, thận…

Đau nửa đầu sau gáy

Thuốc giảm đau thường được chỉ định trong các trường hợp cấp tính

Với trường hợp mãn tính

Đối với trường hợp mãn tính, người bệnh cần phải sử dụng những nhóm thuốc chống động kinh, thuốc trầm cảm và các loại thuốc dự phòng khác mới có thể kiểm soát được cơn đau.

Tuy nhiên, hiệu quả của nhóm thuốc này luôn đi cùng với nhiều tác dụng phụ khác nên người bệnh cần cân nhắc. Việc dùng thuốc quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến gan, thận, hệ tiêu hóa và cả hệ thần kinh của người bệnh.

Ngoài biện pháp dùng thuốc, người bệnh cũng cần thay đổi chế độ sinh hoạt để giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn như:

  • Ngồi đúng tư thế, tránh cúi đầu nhiều
  • Không làm việc quá sức, giảm căng thẳng, lo âu
  • Tập luyện thể dục, thể thao
  • Ăn uống đủ chất, uống đủ nước
  • Ngủ sớm và ngủ đủ

Điều trị đau đầu sau gáy bằng thuốc hoạt huyết Đông y

Mặc dù đau nửa đầu sau gáy do huyết ứ trệ ở não, thiếu máu não chiếm hơn 50% các trường hợp đau đầu mãn tính, nhưng có điều lạ là phần lớn bệnh nhân rất ít quan tâm đến nguyên nhân này, thường cho đó là đau đầu không rõ nguyên nhân và dùng thuốc giảm đau hàng ngày, có hại cho gan, thận.

Đối với đau đầu mãn tính do nguyên nhân này, an toàn và hiệu quả hơn nhiều là dùng thuốc hoạt huyết Đông y để bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ, điều trị thiểu năng tuần hoàn não. Khi huyết không còn ứ trệ ở não, máu huyết lưu thông tốt lên não thì đau đầu mãn tính cũng hết.

Thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT

Đau nửa đầu sau gáyTăng cường lưu thông máu

CHỈ ĐỊNH:

Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

SẢN XUẤT BỞI: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

DS Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại