Thứ sáu, 22/11/2024 | 03:38
RSS

Chớ chủ quan nếu bị đau đầu khi ngủ dậy!

Thứ hai, 13/06/2022, 15:03 (GMT+7)

Đau đầu khi ngủ dậy khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp cải thiện, giúp đầu óc thoải mái khi mới ngủ dậy.

Đau đầu khi ngủ dậy

Đau đầu khi ngủ dậy phải làm sao?

Nguyên nhân nào gây đau đầu sau khi ngủ dậy?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy, có thể do nhiều bệnh lý phức tạp, do thói quen xấu hoặc một số vấn đề khác, cụ thể:

1. Đau đầu do nguyên nhân bệnh lý

Thiếu máu não

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến đau đầu khi ngủ dậy. Thiếu máu não làm giảm lưu lượng máu lên não, lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết không được cung cấp đủ, dẫn đến các tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng, hoạt động của hệ thần kinh bị ảnh hưởng và gây ra nhiều hệ lụy trong đó có tình trạng đau đầu khi mới ngủ dậy.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như: chóng mặt, mất ngủ, ù tai, mờ mắt, giảm thính lực…

Đau đầu khi ngủ dậy

Thiếu máu lên não là nguyên nhân chính gây đau đầu khi ngủ dậy

Bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức đầu khó chịu khi mới ngủ dậy. Cơn đau có thể xảy ra ở nhiều khu vực khác nhau như đau nửa đầu phải, đau nửa đầu trái hoặc đau vùng đỉnh đầu, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khả năng phục hồi, tái tạo sức lao động cho ngày mới.

Đau nửa đầu thường tập trung ở nhóm đối tượng từ 30 - 50 tuổi, diễn ra vào khoảng 4-9h sáng với cơn đau âm ỉ hoặc đau buốt nhói, kéo dài trong vài tiếng, đôi khi kéo dài một vài ngày, khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi. 

Mất ngủ

Mất ngủ khiến người bệnh trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và ảnh hưởng đến chu trình của giấc ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ, thiếu sức sống và đặc biệt là đau đầu khi mới ngủ dậy. Mất ngủ có thể xuất phát từ đặc thù bệnh lý, hoặc do các bệnh mãn tính khiến người bệnh đau nhức cơ thể gây ảnh hưởng giấc ngủ.

Trầm cảm, lo âu

Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ trầm cảm, lo âu không chỉ khiến người bệnh bị suy nhược tinh thần, rối loạn giấc ngủ mà còn gây ra triệu chứng đau đầu vào buổi sáng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến năng suất lao động.

Ngưng thở khi ngủ

Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, khiến người bệnh ngưng thở hoàn toàn trong khoảng 3 giây và lặp lại nhiều lần trong đêm. Điều này khiến giấc ngủ bị gián đoạn, dễ tỉnh giấc vào ban đêm, hay gặp ác mộng và làm tăng nguy cơ đau đầu vào buổi sáng do não bị thiếu oxy.

Đau đầu khi ngủ dậy

Ngưng thở khi ngủ khiến não không được cung cấp đủ oxy gây đau đầu

2. Đau đầu do thói quen xấu

Một số thói quen xấu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu khi mới ngủ dậy là:

Nghiến răng khi ngủ

Khớp thái dương hàm có chức năng kết nối hộp sọ với hàm răng. Nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ sẽ vô tình tạo áp lực liên tục lên khớp thái dương hàm và gây ra tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy. Cơn đau âm ỉ sẽ xuất hiện ở hai bên gần thái dương nếu như bạn không sớm sửa đổi thói quen này.

Tư thế ngủ sai

Tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc có một giấc ngủ ngon. Nếu nằm sấp, ngực có thể bị đè nén làm tim và phổi hoạt động không thuận lợi, khiến lượng oxy cung cấp không đủ cho cơ thể. Khi nằm sấp, cơ cổ cũng bị giữ ở một tư thế quá lâu, hoặc việc gối quá cao, cũng có thể khiến cơ cổ bị gập cứng trong một thời gian dài, làm tăng khả năng bị đau đầu khi mới ngủ dậy

Đau đầu khi ngủ dậy

Ngủ sai tư thế có thể khiến đau đầu khi mới thức dậy

Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Dùng điện thoại, laptop, ipad trước khi đi ngủ có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, làm quỹ thời gian ngủ bị eo hẹp, gây thiếu ngủ và gây ra những cơn đau đầu khó chịu khi mới ngủ dậy.

Sử dụng chất kích thích

Các loại nước uống như trà, cafe, nước ngọt có gas, rượu, bia… chứa nhiều chất kích thích, vừa gây khó ngủ, vừa làm tăng nguy cơ đi tiểu đêm nhiều lần, khiến giấc ngủ chập chờn, gây đau đầu sau khi thức dậy.

Ngủ quá nhiều

Ở người lớn, bình quân một giấc ngủ chỉ nên kéo dài từ 7-8 tiếng vào buổi tối và 15-30 phút vào buổi trưa. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngủ quá nhiều, dẫn đến cơ thể chuyển từ trạng thái ngủ nông sang ngủ sâu, làm ức chế thần kinh trung ương, khiến lưu lượng máu lên não giảm và trao đổi chất chậm lại. Hệ quả là đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi thức giấc.

Ngoài ra, đau đầu khi mới ngủ dậy cũng có thể do yếu tố môi trường xung quanh tác động, ví dụ như ngủ tại nơi quá ồn ào, chật hẹp, không gian bí hoặc có quá nhiều ánh sáng…

Đây cũng là lý do vì sao nhiều chuyên gia khuyên mọi người nên tắt đèn khi ngủ, hoặc dùng đèn ngủ có ánh sáng phù hợp, để giúp cơ thể có thể sản xuất hormone melatonin điều hòa giấc ngủ tốt và giúp ngủ ngon hơn.

Đau đầu khi ngủ dậy

Để đèn quá sáng khi ngủ cũng là nguyên nhân gây đau đầu khi thức dậy

Cải thiện đau đầu khi ngủ dậy bằng cách nào?

Để cải thiện đau đầu khi ngủ dậy, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Nên tạo thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ;
  • Nên sắp xếp thời gian ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày;
  • Nên dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, đủ ấm vào mùa đông, đảm bảo đủ tối và yên tĩnh;
  • Nên chuẩn bị gối đầu vừa tầm, không quá cao để tránh đau đầu mỏi gáy;
  • Hạn chế dùng điện thoại, máy tính, tivi trước khi đi ngủ;
  • Hạn chế dùng các loại nước uống có chất kích thích, không ăn quá no để tránh gây khó chịu khi ngủ;
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày khoảng 30 phút để cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn;
  • Điều trị bệnh lý nguyên nhân và điều chỉnh các thói quen xấu để giảm tình trạng đau đầu;
  • Dùng thuốc hoạt huyết Đông y để lưu thông khí huyết, giúp máu lưu thông tốt lên não, giảm bớt tình trạng đau đầu, mất ngủ do thiếu máu lên não.

Đau đầu khi ngủ dậy

Giảm đau đầu bằng thuốc hoạt huyết Đông y

Cách dùng thuốc hoạt huyết Đông y giảm đau đầu khi mới ngủ dậy

Thiếu máu lên não là nguyên nhân chính gây đau đầu khi ngủ dậy. Để cải thiện tình trạng đau đầu do thiếu máu lên não, xu hướng mới được nhiều người áp dụng là dùng thuốc hoạt huyết Đông y.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hoạt huyết Đông y, nhưng không phải bài thuốc nào cũng giúp cải thiện tình trạng đau đầu hiệu quả. Tuy hiếm nhưng cũng có bài thuốc hoạt huyết, bổ huyết bí truyền của lương y ở Tây Nguyên, đã được chứng minh hiệu quả qua nhiều thế hệ.

Bài thuốc này đã được chuyển giao cho Nhà máy dược phẩm Nhất Nhất ứng dụng và bào chế thành thuốc hoạt huyết Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc hoạt huyết giúp bổ huyết, hoạt huyết, giúp phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não trong đó có chứng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh…

Để mang lại hiệu quả cao, nên uống ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên, với từng bệnh nhân cụ thể, sản phẩm có tác dụng rõ rệt sau 10-15 ngày sử dụng và nên uống liên tục ít nhất 3 tháng. Kiên trì sử dụng sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, giúp giảm bớt tình trạng đau đầu khi mới ngủ dậy.

HOẠT HUYẾT NHẤT NHẤT là thuốc, không phải thực phẩm chức năng

Đau đầu khi ngủ dậyBạn bị:

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, suy giảm trí nhớ do thiếu máu lên não?

Đau nhức, mỏi vai gáy do thiếu máu đến vai gáy?

Đau mỏi, tê bì chân tay do thiếu máu đến các chi?

Xơ vữa động mạch, tai biến?

Đã có Hoạt Huyết Nhất Nhất nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Anh Trần
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại