Thứ tư, 18/09/2024 | 16:43
RSS

Đau nửa đầu: Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả

Thứ hai, 13/01/2020, 09:19 (GMT+7)

Đau nửa đầu là bệnh rất thường gặp ở cả người già và người trẻ tuổi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp giúp phòng ngừa và trị bệnh.

đau nửa đầu

Đau nửa đầu: Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả

Đau nửa đầu là gì?

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu vận mạch là cơn đau một bên đầu, đau theo nhịp đập của mạch hay đau âm ỉ, đôi khi kèm theo buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động và nhìn mờ. Thường cơn đau từ từ tăng dần và kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Đau nửa đầu liên quan tới giãn mạch quá mức và mạch đập của các nhánh động mạch cảnh ngoài. 

Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc đau nửa đầu gấp 3 lần so với nam giới. Hầu hết người bệnh bị đau nửa đầu nằm trong độ tuổi 10-40. Tuy nhiên, phụ nữ cho rằng chứng đau nửa đầu cải thiện dần hoặc không còn sau tuổi 50.

Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu

đau nửa đầu

Yếu tố di truyền được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau nửa đầu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền và môi trường có thể là tác nhân gây bệnh.

Những thay đổi trong não và tương tác với dây thần kinh sinh ba có thể gây ra các cơn đau nửa đầu. Các chuyên gia đang nghiên cứu vai trò của serotonin (giúp điều chỉnh cơn đau trong hệ thần kinh) đối với chứng đau nửa đầu. Các chất dẫn truyền thần kinh khác cũng gây ra cơn đau.

Một số tác nhân gây đau nửa đầu:

Thay đổi nội tiết tố nữ: Biến động hormone estrogen trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh hoặc sử dụng thuốc nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây đau nửa đầu.

  • Đồ uống: Uống nhiều rượu hoặc cà phê.
  • Căng thẳng kéo dài: Dễ gây ra đau nửa đầu.
  • Biến động giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ quá nhiều gây ra chứng đau nửa đầu ở một số người.
  • Thay đổi thời tiết: Thay đổi nhiệt độ và áp suất dễ gây ra chứng đau nửa đầu.
  • Thuốc: Thuốc tránh thai và thuốc giãn mạch có thể làm nặng thêm chứng đau nửa đầu.
  • Dùng phụ gia thực phẩm: Các loại phụ gia trong bột ngọt có thể gây đau đầu.

Triệu chứng của bệnh đau nửa đầu

đau nửa đầu

Đau nửa đầu có thể gây đau âm ỉ sau đó đau nhói ở nửa bên đầu

Đau nửa đầu gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là:
  • Cơn đau đầu: bắt đầu đau ẩm ỉ và sau đó thành cơn đau nhói. Đau đầu trở nên tệ hơn khi người bệnh hoạt động mạnh. Cơn đau chuyển từ nửa đầu bên này sang bên kia, có thể ở phía trước đầu hoặc cảm giác như ảnh hưởng tới toàn bộ đầu.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi
  • Buồn nôn và nôn, đau bụng 
  • Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Mờ mắt

Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh đau nửa đầu

Không có phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh đau nửa đầu. Tuy nhiên, có thể điều trị bằng cách loại bỏ các tác nhân gây bệnh, điều trị ngăn ngừa hoặc điều trị triệu chứng nếu cần thiết.

Cách phòng ngừa chứng đau nửa đầu

Để giảm tần suất cơn đau nửa đầu, người bệnh cần xác định và tránh các tác nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Giảm căng thẳng và tự thư giãn cho bản thân để ngăn chặn các cơn đau nửa đầu.
  • Dùng thuốc phòng ngừa khi đau đầu trong kỳ kinh nguyệt.
  • Duy trì lịch sinh hoạt điều độ: ăn uống theo bữa và nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp giảm đau nửa đầu.

Các phương pháp điều trị đau nửa đầu phổ biến gồm:

đau nửa đầu

Có thể dùng thuốc giảm đau khi xuất hiện các cơn đau nửa đầu

Dùng thuốc giảm đau

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn có thành phần acetaminophen, aspirin, caffein, ibuprofen có thể giúp giảm đau. Không dùng aspirin cho người dưới 19 tuổi do nguy cơ mắc hội chứng Reye. 

Hãy cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau quá nhiều bởi có thể gây nhờn thuốc. Khi bị nhờn thuốc người bệnh có thể bị đau đầu nhiều hơn và phụ thuộc vào thuốc. Vì vậy, nếu đã dùng thuốc giảm đau thường xuyên tới hơn 2 ngày/tuần hãy tới khám bác sĩ để điều trị theo liệu trình.

Dùng thuốc chống nôn

Nếu bạn thường có cảm giác buồn nôn khi đau nửa đầu, bác sĩ có thể kê thuốc chống nôn.

Thuốc phòng bệnh

Đối với người không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác và đau đầu hơn 4 ngày trong tháng, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này. Dùng thường xuyên để giảm mức độ đau và tần suất đau nửa đầu. Có thể bao gồm: thuốc động kinh, thuốc huyết áp (thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi) và một số loại thuốc trầm cảm. 

Thực hiện phản hồi sinh học

Đây là kỹ thuật giúp người bệnh nhận ra các tình huống căng thẳng gây ra chứng đau nửa đầu. Nếu cơn đau bắt đầu chậm, dùng phản hồi sinh học có thể ngăn chặn cơn đau trước khi nó trở nên nặng hơn.

Kích thích từ xuyên sọ (TMS)

Thiết bị kích thích từ xuyên sọ đặt phía sau đầu khi bắt đầu có cơn đau giúp giảm đau nhờ một xung năng lượng truyền tới một phần não bộ.

Sử dụng thuốc Hoạt huyết Đông y thế hệ 2 điều trị đau nửa đầu

Nguyên nhân chủ yếu gây đau nửa đầu là do thiếu máu não nhưng phần lớn bác sĩ chưa thực sự quan tâm. Để tránh phải sử dụng nhiều thuốc giảm đau gây hại cho cơ thể và phụ thuộc thuốc, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng thuốc hoạt huyết Đông y để tăng cường máu lên não. Với công dụng bổ huyết, hoạt huyết, tán ứ thuốc giúp trị thiểu năng tuần hoàn não. Khi huyết ứ lưu thông thì bệnh đau nửa đầu cũng được trị hết.

Tuy nhiên, chỉ sản xuất thuốc Đông y theo bài thuốc cổ trong sách hay trên mạng thì ai cũng làm được và chất lượng na ná nhau khó đem lại hiệu quả. Thật may, hiện có một số bài thuốc hoạt huyết bí truyền hiệu quả vượt trội như bài thuốc Hoạt huyết của một lương y ở Tây Nguyên đã được nghiên cứu lâm sàng giúp trị đau đầu hiệu quả. Bài thuốc Hoạt huyết nay được chuyển giao cho nhà máy dược đạt chuẩn GMP-WHO để sản xuất thành thuốc Đông y thế hệ 2 dạng viên nén và bán rộng rãi ở các nhà thuốc trên toàn quốc.

Minh Tâm
Theo Đời sống Plus/GĐVN