Sản phẩm bị Unilever Việt Nam khiếu nại là dầu gội dược liệu Thái Dương 7. Theo thông tin tố tụng: “Thành phần dầu gội dược liệu Thái Dương 7 có chứa chất “Ketoconazole” – là một dược chất không được phép dùng trong mỹ phẩm”.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của Unilever Việt Nam, Sở Y tế tỉnh Hà Nam đã phải lập đoàn thanh tra sở này. Ông Văn Tất Phẩm, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Nam khẳng định: “Chất Ketoconazole không nằm trong danh mục thành phần chất cấm”.
Theo thông tin từ VTC, kết quả nghiên cứu cho thấy Ketoconazole có tỷ lệ nồng độ, hàm lượng 0.5% trong sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 7 chưa gây mất an toàn cho người tiêu dùng và đã được đánh giá an toàn trên da người thử nghiệm.
Trước đó, ngày 18/08/2016, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế khẳng định: “Ketoconazole không thuộc danh mục chất cấm, các thành phần có quy định về giới hạn nồng độ, hàm lượng và điều kiện sử dụng trong công thức sản phẩm mỹ phẩm.
Từ các kết luận nêu trên của cơ quan chức năng cho thấy thông tin của Unilever Việt Nam về việc “sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 7 có chứa chất “Ketoconazole” là một chất cấm không được dùng trong mỹ phẩm” là không có căn cứ - Thông tin từ Gia đình & Xã hội.
Trong y học Ketoconazole được sử dụng ở các dạng như bôi, uống, xịt. Các hãng sản xuất dược, mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới đã đưa chất “Ketoconazole” vào trong các dòng dầu gội nổi tiếng trên Thế giới.
Công ty Cổ phần Sao Thái Dương cho biết, sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương 7 chứa chiết xuất dược liệu kết hợp Ketoconazole đã được công bố với Cục Quản lý Dược, Sở Y tế Hà Nam và được phép sản xuất lưu hành trên thị trường Việt Nam từ năm 2008 đến nay.
Kết quả nghiên cứu trên động vật tại Đại học Y Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Trần Thị Giáng Hương làm trưởng nhóm kết luận: “Sản phẩm an toàn, không gây độc tính cấp và bán trường diễn trên thỏ thực nghiệm”.
Kết luận của sở Y tế Hà Nam về sự việc dầu gội dược liệu Thái Dương 7 bị kiện bởi Unilever Việt Nam (Ảnh GĐXH)
Kết quả nghiên cứu này cho biết, các chỉ số theo dõi tình trạng chung, cân nặng, chức năng tạo máu, chức năng gan, mức độ hủy hoại tế bào gan, chức năng thận và mô bệnh học da, gan, thận đều nằm trong giới hạn bình thường”.
Câu hỏi đặt ra là vì sao một sản phẩm do một đơn vị dược, mỹ phẩm trong nước sản xuất dựa trên các quy chuẩn và được cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn về y tế cấp phép cho lưu hành lại nằm trong diện “khiếu tố” của một công ty mang tầm quốc tế như Unilever Việt Nam?
Người dùng Việt chắc hẳn không khó để kiểm chứng, nhận biết và lựa chọn sản phẩm phù hợp trên tinh thần ủng hộ chủ trương "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".