Có thể kể đến một số nguyên nhân làm cho đau đầu gối nhưng không sưng:
Chấn thương là thủ phạm đứng đầu trong danh sách những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau đầu gối, có thể không sưng. Tổn thương bên trong cấu trúc đầu gối thường rất khó nhận biết từ bên ngoài, bởi hình dạng khớp gối nhìn từ bên ngoài không thấy có sự thay đổi nhiều về kích thước, màu sắc da.
Chấn thương thường gặp liên quan đến đầu gối là căng cơ, bong gân. Cụ thể như sau:
Tổn thương vùng đầu gối thường không quá nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp cơn đau nhức khớp gối trở nên nghiêm trọng và diễn ra trong khoảng thời gian dài. Ví dụ như: tai nạn giao thông ngã, hoặc những chấn thương có thể gặp trong khi chơi thể thao hoặc hoạt động sinh hoạt.
Đau đầu gối nhưng không sưng còn là biểu hiện của bệnh viêm khớp gối, hoặc các bệnh tự miễn (thường gặp ở người lupus ban đỏ). Viêm khớp có thể ở dạng viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng.
Bên cạnh triệu chứng đau đầu gối, người mắc bệnh viêm khớp còn có biểu hiện cứng khớp, khó cử động, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng. Tình trạng đau cứng khớp thường diễn ra vào buổi sáng sớm, khi người bệnh thức dậy. Bệnh viêm khớp thường có tính chất đối xứng, tức là nếu một bên khớp gối bị đau nhức thì bên còn lại cũng có thể bị đau nhức.
Đau đầu gối nhưng không sưng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thoái hóa khớp gối. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng như: viêm khớp, biến dạng khớp gối, nứt vỡ hoặc mất sụn khớp, xuất hiện gai xương.
Tình trạng đau đầu gối do thoái hóa thường có xu hướng tăng nhiều khi thực hiện các động tác làm tăng áp lực lên đầu gối (ngồi xổm, leo lên cầu thang, đạp xe, leo núi…) và cơn đau sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi. Khi thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng, các cơn đau đầu gối sẽ xuất hiện nhiều hơn với mức độ đau dữ dội, lúc này đầu gối có thể bị sưng to lên.
Gân là bộ phận liên kết cơ với xương, có nhiệm vụ tạo điều kiện cho sự chuyển động của khớp xương. Viêm gân có thể gây ra tình trạng đau đầu gối, nhưng không sưng. Tình trạng đau nhức khớp gối thường xuất hiện nặng hơn khi người bệnh ngồi xổm hoặc leo trèo cầu thang. Ngoài đau nhức, người bệnh viêm gân còn xuất hiện tình trạng cứng khớp.
Viêm gân diễn ra khi người bệnh vận động quá mức ở vùng đầu gối, hoặc gặp phải chấn thương. Bên cạnh đó, thoái hóa gân cũng làm xuất hiện tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng, cơn đau thường âm ỉ hoặc đau nhói, khớp bị cứng, yếu cơ.
Người mắc bệnh Gout rất dễ đau đầu gối, nhưng có thể không sưng đầu gối trong giai đoạn đầu của bệnh. Đau đầu gối thường xảy ra vào ban đêm, thậm chí là có thể nhức dữ dội. Khởi đầu, cơn đau thường xuất hiện ở ngón chân cái, lan rộng đến mắt cá chân và đến cả đầu gối. Nếu kéo dài, người bệnh còn cảm thấy đau nhức khắp cả chân, lên tới đùi.
Khi bệnh diễn biến nghiêm trọng sẽ xuất hiện sưng ở đầu gối, tấy đỏ. Nhiều trường hợp, người bệnh còn phải đi chọc hút dịch ở khớp gối để tránh biến chứng liên quan bệnh gout.
Nếu đau đầu gối nhưng không sưng là do tổn thương, chấn thương nhẹ thì cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp này là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phức tạp, mà nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Vì vậy, khi đã bị đau đầu gối thì bạn vẫn nên tới các cơ sở y tế để khám bệnh. Tại đây, các bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra đúng nguyên nhân, lựa chọn giải pháp điều trị phù hợp.
Đau đầu gối hoàn toàn có thể chữa được nếu bạn áp dụng đúng cách các biện pháp điều trị như dưới đây:
Điều trị y tế chuyên sâu là giải pháp hàng đầu để đối phó với tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng. Người bệnh nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Có thể tham khảo một số biện pháp điều trị như sau:
Điều trị bằng thuốc:
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để đối phó lại với các triệu chứng. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến dạ dày, gan thận. Đồng thời hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không lạm dụng thuốc.
Nếu tình trạng đau đầu gối là do thoái hóa khớp gối hoặc viêm khớp gối thì trước hết cần điều trị các bệnh lý này thì mới có cải thiện được tình trạng đau nhức. Đông y là cách nhiều người muốn theo chữa vì khớp gối thường là bệnh mạn tính, phải kiên trì chữa trị lâu dài. Đông y có ưu điểm lành tính, an toàn cho sức khoẻ, dùng lâu dài sẽ có tác dụng tốt.
Tuy nhiên, không phải Đông y nào cũng hiệu quả. Phải là sản phẩm Đông y thế hệ 2, bào chế theo Ngự y mật phương mới thật sự đáng tin cậy. Viên Xương Khớp Ngự Y Mật Phương là sản phẩm đột phá vượt trội và duy nhất trên thị trường có tác dụng cải thiện cơ địa cho người bệnh, nhờ đó giúp khắc phục nguyên nhân gây bệnh.
Nhờ đó, mà sản phẩm có thể đẩy lùi được tình trạng đau đầu gối do viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối chỉ sau 2-3 ngày. Ngoài ra, còn giúp tăng khả năng vận động cho khớp gối chỉ sau 20-30 ngày. Nếu sử dụng đủ liệu trình 2-3 tháng, thì có thể ngăn ngừa sự tái phát đến vài năm.
Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy Dược phẩm Nhất Nhất, đạt chuẩn GMP-WHO, được Thủ Tướng Chính Phủ trao tặng Giải Vàng Chất Lượng Quốc Gia.
Vật lý trị liệu:
Phương pháp này có thể khắc phục tình trạng đau nhức đầu gối hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn, bác sĩ hoặc huấn luyện viên để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Một số bài tập vật lý trị liệu mà bạn có thể lựa chọn bao gồm: Kéo giãn cơ, sử dụng dụng cụ để giảm nhức mỏi cơ, tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu đùi. Bên cạnh đó, vật lý trị liệu còn dùng một số công nghệ cao để khắc phục tình trạng đau nhức đầu gối như: chiếu tia laser, sóng Shockware để tăng khả năng chữa lành tổn thương tại vùng đầu gối, giảm đau.
Phẫu thuật:
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp nêu trên nhưng không mang lại kết quả tốt, hoặc tình trạng bệnh diễn biến xấu đe dọa tới sức khỏe tổng thể chung, lúc này người bệnh có thể được chỉ định làm phẫu thuật.
Tùy theo nguyên nhân gây đầu gối bị đau mà không sưng, bác sĩ và người bệnh có thể lựa chọn một số biện pháp như: Thay khớp gối, phẫu thuật nội soi, ghép tế bào sụn tự thân, đục xương sửa trục…
Tuy nhiên, biện pháp này dường như là “sự lựa chọn cuối cùng” dành cho người bệnh bởi vì chúng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu tới khớp gối, xuất huyết nghiêm trọng, nhiễm trùng, làm giảm chức năng của dây thần kinh xung quanh đầu gối…
Trị liệu thần kinh cột sống:
Đây là phương pháp nắn chỉnh hình dạng đầu gối nhưng không cần dùng đến thuốc, điều này giúp khắc phục nguyên nhân đau đầu gối do vấn đề bất thường liên quan đến cấu trúc đầu gối. Và nhờ đó, giúp đầu gối có thể cử động dễ dàng hơn mà không đau nhức.
Để tăng hiệu quả điều trị bệnh, giúp nhanh chóng phục hồi tổn thương ở khớp gối thì người bệnh nên áp dụng thêm một số biện pháp điều trị, chăm sóc tại nhà như sau:
Chườm ấm hoặc chườm lạnh:
Nếu cơn đau đầu gối do chấn thương thì người bệnh có thể dùng túi lạnh hoặc khăn lạnh để chườm. Nhiệt độ lạnh truyền tới vùng tổn thương sẽ giúp ngăn chặn cơn đau, phòng ngừa tình trạng sưng đầu gối.
Trong trường hợp, đau đầu gối kéo dài dai dẳng, đau mạn tính hoặc đau sau chấn thương khoảng 2 ngày thì bạn có thể áp dụng biện pháp chườm ấm. Biện pháp này có thể làm dịu cơn đau nhanh chóng, giảm căng cơ.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi:
Nếu đau đầu gối thì bạn không nên hoạt động quá sức, hãy cho phép bản thân mình có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn. Nếu bắt buộc phải lao động chân tay nặng nhọc, bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Tập luyện nhẹ nhàng:
Khi đau đầu gối nhưng không sưng, bạn vẫn có thể cử động nhẹ nhàng để giúp khớp gối linh hoạt hơn. Không những vậy, tập luyện còn giúp bạn tăng cường lưu thông máu tới đầu gối, hạn chế tình trạng đầu gối sưng đau, thư giãn gân cơ.
Xoa bóp:
Xoa bóp là sử dụng lực từ ngón tay để kích thích đến vùng cơ, dây chằng, sụn khớp và các bộ phận khác vùng đầu gối để giảm đau, giảm căng thẳng cho cơ, kích hoạt dẫn truyền thần kinh vùng đầu gối được tốt hơn.
Dùng một số mẹo dân gian:
Từ xa xưa, dân gian đã áp dụng thành công một số mẹo giúp khắc phục tình trạng đau đầu gối, phòng ngừa sưng tấy như sau:
Đầu gối bị đau nhưng không sưng hoàn toàn có thể phòng tránh được, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa như sau:
Vận động nhẹ nhàng: Ngay cả khi bạn bị đau đầu gối, cũng vẫn nên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng trong cơ thể. Nếu bạn kiêng khem vận động quá mức có thể làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm.
Đau đầu gối nhưng không sưng có thể do rất nhiều yếu tố gây ra, do vậy việc xác định rõ nguyên nhân và hướng điều trị là rất quan trọng để giải quyết tình trạng này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này, chúc bạn sớm thoát khỏi đau đầu gối và cử động như bình thường nhé.