Thứ sáu, 22/11/2024 | 04:02
RSS

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Loại nào tốt cho dạ dày?

Thứ năm, 21/12/2023, 07:42 (GMT+7)

Đau dạ dày ăn bánh mì được không là thắc mắc của nhiều người bệnh khi xây dựng thực đơn ăn uống. Theo đó bánh mì là món ăn nhanh, dễ thực hiện nên được đông đảo mọi người lựa chọn. Vì vậy bài viết này sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này nhé!

I - Đau dạ dày có ăn bánh mì được không?

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Cụ thể, người bị dạ dày có thể ăn bánh mì vì đây là thực phẩm có đặc tính khô nên có khả năng hút dịch vị, cân bằng nồng độ axit dạ dày cực tốt. Người mắc bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược, viêm loét nên xếp bánh mì vào thực đơn hàng ngày vì:

  • Tinh bột trong bánh mì kích thích tiêu hóa: Lượng tinh bột trong bánh mì có tính chất mềm nên dạ dày không cần hoạt động vất vả để tiêu hóa. Mặt khác, tinh bột ở bánh mì thấm hút dịch vị axit dư thừa nhanh chóng từ đó ngăn chặn chứng ợ hơi, ơ chua hiệu quả.
  • Bánh mì giàu dưỡng chất giúp cơ thể tăng đề kháng: trong bánh mì chứa lượng lớn chất sắt, mangan cùng protein - đây là các chất có khả năng cải thiện đề kháng, chống lại yếu tố gây hại dạ dày.
  • Bánh mì chứa nhiều acid lactic: đây là lợi khuẩn giúp duy trì độ pH dạ dày ở mức ổn định đồng thời loại bỏ hiện tượng đau rát, căng tức vùng thượng vị.

Tuy nhiên, đối tượng thuộc nhóm cơ địa khó hấp thu thì nên thận trọng khi ăn bánh mì. Vì thành phần glucose, maltose… trong bánh mì sẽ gây ra chứng tiêu chảy, đầy bụng…

Đau dạ dày ăn bánh mì được không

II - Bật mí 5 loại bánh mì tốt cho dạ dày

Bánh mì là ưu tiên hàng đầu trong các bữa sáng của các bệnh nhân dạ dày. Để biến hóa đa dạng món ăn thì bạn hãy tham khảo 5 dòng bánh mì tốt cho hệ tiêu hóa dưới đây:

1. Bánh mì sandwich trắng

Bánh mì sandwich trắng với đặc tính là cả vỏ và ruột bánh có kết cấu mềm mịn. Mặt khác, thành phần của bánh mì sandwich trắng có chứa nhiều protein, chất béo cùng khoáng chất có lợi với sức khỏe

Vì vậy, người bị bệnh dạ dày có thể ăn bánh mì sandwich trắng để cải thiện chứng bệnh dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng bánh sandwich trắng với mức độ hợp lý để tránh tăng cân không kiểm soát.

2. Bánh mì từ các loại hạt

Bánh mì từ các loại hạt như hạt bí ngô, hạt lanh… vào phần nguyên liệu làm bánh. Những loại hạt này giàu chất xơ, vitamin, nên khá phù hợp cho người bị dạ dày cần cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá.

loại bánh mì tốt cho dạ dày

3. Bánh mì yến mạch

Bánh mì yến mạch là thực phẩm mà người bị đau dạ dày có thể sử dụng hàng ngày. Dòng bánh mì yến mạch có khả năng thấm hút lượng dịch vị và acid dư thừa tồn tại bên trong dạ dày rất tốt.

Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy yến mạch là nguyên liệu chứa lượng cholesterol thấp. Do đó, người bị dạ dày có thể cân nhắc bổ sung bánh mì hàng ngày để tăng cường khả năng trị bệnh.

4. Bánh mì nguyên cám

Bánh mì nguyên cám được tạo nên từ những hạt lúa mì nguyên chất. Do cách thu hoạch đặc biệt nên phần bên ngoài của lúa mì vẫn sẽ giữ được lượng dưỡng chất vô cùng phong phú, chứa lượng lớn protein, chất xơ cải thiện cơn đau bao tử hiệu quả.

5. Bánh mì lúa mạch đen

Theo nghiên cứu thì trong bánh mì lúa mạch đen sở hữu 20% calo, chất xơ lớn gấp 4 lần so với các dòng bánh khác. Vậy nên dòng bánh mì lúa mạch giúp bạn no bụng, ổn định tiêu hóa mà còn cung cấp nhiều lợi khuẩn cho cơ thể.

bánh mì lúa mạch đen

III - Hướng dẫn cách ăn bánh mì giảm đau dạ dày hiệu quả

Nếu đã giải mã thắc mắc "đau dạ dày ăn bánh mì được không" thì bạn cần ăn bánh mì đúng cách để món ăn phát huy tác dụng. Vậy nên khi ăn bánh mì, bệnh nhân dạ dày nên tuân thủ những vấn đề sau:

  • Hãy ăn bánh mì với một lượng phù hợp: Những ai bị bệnh về tiêu hóa có thể ăn bánh mì buổi sáng (từ 1-2 ổ) hoặc vào các bữa phụ trong ngày, giúp bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, bạn không nên ăn liên tục, chỉ nên duy trì tần suất từ 3 - 4 bữa mỗi tuần.
  • Chỉ nên ăn phần ruột bánh mì: Ruột bánh mì có tính chất mềm, dễ tiêu hóa, thấm hút acid dư thừa trong dạ dày tốt. Trái lại, phần vỏ cứng bên ngoài bánh mì lại khô cứng nên dễ tác động xấu tới niêm mạc dạ dày do đó nên hạn chế ăn.
  • Nhai bánh mì cẩn thận, chận rãi để hạn chế áp lực tiêu hóa đến khu vực dạ dày.
  • Bạn không nên ăn bánh mì trong trạng thái tâm lý bất ổn hoặc gần đi ngủ vì sẽ làm cho dạ dày bị quá tải gây chướng bụng, đầy hơi…

đau dạ dày có nên ăn bánh mì không

IV - Đau dạ dày ăn bánh mì cần chú ý điều gì?

Bánh mì tốt cho người bị dạ dày nhờ khả năng thấm hút và cân bằng nồng độ pH hiệu quả. Ngoài việc tuân thủ thời gian, định lượng và cách thức ăn bánh mì thì người bệnh cần kết hợp bánh mì với nguyên liệu khoa học.

  • Không nên ăn bánh mì kết hợp với những gia vị cay nóng như ớt, nước sốt cay, tiêu…
  • Tránh ăn quá nhiều bánh mì trắng: Vì nhiều loại bánh mì trắng được pha trộn thêm chất tẩy trắng. Vậy nên khi ăn quá nhiều bánh mì trắng cũng sẽ khiến cơ thể hấp thụ hoạt chất này và làm chứng Viêm loét dạ dày nặng hơn.
  • Hạn chế ăn những bánh mì ngọt, nhiều bơ, đường: Việc ăn quá nhiều các thành phần này sẽ ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.
  • Cẩn thận với bánh mì chứa gluten: Thành phần này đặc biệt không tốt với người dễ bị bệnh celiac, hay những người bị rối loạn ruột kích thích. Nhóm bánh mì có nguyên liệu từ lúa mạnh hay diêm mạch, bánh không men sẽ có lượng gluten lớn. Vậy nên các đối tượng bị dị ứng nên tránh sử dụng nhóm bánh mì để không gây hại đến dạ dày.

Bài viết đã giúp người bệnh có góc nhìn khách quan về việc "đau dạ dày ăn bánh mì được không". Dựa trên các dữ liệu thông tin đó người bệnh đã có kiến thức hữu ích trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng. Mặt khác cân nhắc khoa học và hiệu quả để việc ăn bánh mì không gây tổn hại đến chức năng dạ dày.

 

DS. Minh Huệ
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại