Thứ năm, 25/04/2024 | 08:11
RSS

Cuộc sống đầy nước mắt của người phụ nữ cụt chân sau vụ tai nạn định mệnh

Thứ sáu, 30/08/2019, 07:09 (GMT+7)

Sau vụ tai nạn giao thông, người chồng đầu ấp tay gối bỏ chị ra đi mãi mãi, bản thân cũng bị cụt mất một bên chân, sức khoẻ suy kiệt nhưng chị vẫn gắng gượng để nuôi con.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân1"Căn nhà" của hai mẹ con chị Trần Ngọc Anh

Hạnh phúc tan vỡ sau vụ tai nạn giao thông

Từ Quốc lộ 1A đi sâu qua 2 con đường bê tông ngoằn ngèo, chúng tôi được người dân thôn Yên Phú (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội) chỉ đường tận tình đến nhà chị Trần Ngọc Anh (SN 1990). Người dân nơi đây hay gọi chị bằng cái tên vừa trìu mến, vừa đau thương “người mẹ 1 chân”.

Chị Ngọc Anh mất chân trái, chân còn lại cũng chẳng chịt sẹo. Nó xù xì, yếu ớt và chức năng nâng đỡ cơ thể vốn có cũng đã bị giảm đi rất nhiều. Người phụ nữ ấy sống cùng một cậu con trai miệng lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói, nói năng một câu dạ, hai câu vâng nhưng lại không được bình thường như những đứa trẻ khác.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân2Chị Ngọc Anh cùng con trai

Chúng tôi về thăm gia đình chị Ngọc Anh vào buổi trưa cuối tháng 8 nhưng trời nóng như giữa hè. Nhà mẹ con chị Ngọc Anh bé xíu, mà gọi là “căn nhà” cho sang thôi chứ nơi 2 mẹ con chị trú ngụ nhìn giống một túp lều được dựng lên tạm bợ ngay cạnh con đường liên thôn.

Để có chỗ cho 2 mẹ con chị Ngọc Anh ra vào trên diện tích chưa đầy 10m2, người ta đóng những chiếc cột tre thành khung nhà sau đó chắp vá những miếng tôn thừa vào để che mưa nắng. Căn nhà ấy một mặt tựa vào bức tường nhờ nhà hàng xóm, mặt còn lại hướng thẳng ra đường, tựa sau là mấy khóm chuối và mặt tiền hướng thắng ra khóm tre um tùm.

Trong căn nhà ấy, giữa ngổn ngang nhưng đồ dùng sinh hoạt phơi bày giữa nền, chị Ngọc Anh co chiếc chân trái còn lại để ngồi vững hơn đôi tay nhanh thoăn thoắt làm đồ hàng mã. Đưa đôi tay lau vội những giọt mồ hôi, chị Ngọc Anh đánh ánh mắt xa xăm nhìn lên khoảng không vô định như nuối tiếc một điều gì đó đã mất rồi chầm chậm kể.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân3Sống sót sau tai nạn giao thông nhưng một chân chị Ngọc Anh bị cụt, chân còn lại cũng bị ảnh hưởng, biến dạng

Chị bảo chị cũng đã từng là một người vợ, người mẹ và cũng từng có một gia đình hạnh phúc. Cái hạnh phúc của chị không phải cuộc sống trong giàu sang, phú quý mà hạnh phúc khi có đủ các thành viên trong gia đình.

Thế rồi, cái hạnh phúc ấy bỗng vỡ tan trong một vụ tai nạn giao thông Cách đây 3 năm, chị và chồng là anh Nguyễn Văn Trịnh trong một lần đưa nhau đi mua đồ ăn sau khi tan ca làm đã bị một chiếc xe tải chạy ẩu đâm mạnh từ phía sau.

Cú đâm của chiếc xe tải đã cướp đi của chị một người chồng, một bên chân phải và nhiều phần trăm sức khoẻ của chị An cũng bị mất. Chị bảo có lẽ đến lúc chết chị cũng không thể nào quên được vụ tai nạn giao thông đó.

“Đám tang chồng, tôi không được nhìn mặt anh ấy lần cuối, không được thắp cho anh ấy một nén nhang tiễn biệt. Những ngày điều trị trong viện, chỉ cần nghĩ đến việc sẽ phải sống ra sao thì không có chồng là tôi đã muốn đi theo anh ấy lắm rồi”, chị Ngọc Anh chua chát.

Chiếc bàn thờ 3 năm chưa lập

Mỗi khi nghĩ đến cái chết, chính những giọt nước mắt, những câu nói ngây thơ của người con trai 7 tuổi đã kéo chị lại với cuộc sống. Hơn ai hết, chị biết bản thân bây giờ phải thay chồng chăm sóc, nuôi dạy con lên người.

Sau nhiều ngày điều trị, chị Ngọc Anh được ra viện. Một cuộc sống mới với nhiều cái mới chờ đón chị ở phía trước. “Không có chồng bên cạnh, không thể di chuyển bằng đôi chân và cũng chẳng có việc để làm. Một cuộc sống thiếu thốn đủ cái”, chị Ngọc Anh cười chua chát.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân4Để có tiền mưu sinh, chị Ngọc Anh dán vàng mã để bán

Từ viện trở về, không có nơi để ở, chị Ngọc Anh phải ở nhờ nhà một số người thân. Ít lâu sau gia đình chồng bán đất, chị được chia cho một số tiền nhưng cũng chẳng thấm vào đâu sau những lần điều trị dài ngày trong viện.

Thương tình chị, xã cho mượn đất, người dân góp công, góp của mỗi người một ít, dựng cho chị căn nhà bên rìa đường như bây giờ. Chị bảo dù là túp lều nhưng mẹ con chị cũng có chỗ ăn, chỗ ở của riêng mình chứ không phải đi thuê nhà ở từng tháng như ngày trước.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân5Công việc không đòi hỏi di chuyển, không tốn sức khoẻ nên phù hợp với người tàn tật như chị

“Danh nghĩa là thế nhưng đất này không phải của mình, nếu người ta cần, người ta đòi lại thì mẹ con tôi cũng phải trả lại chứ không ở mãi được”, chị nói.

Từ ngày ở đây, thương tình, người ta dạy cho chị cái nghề dán vàng mã để kiếm sống. Nghề này công xá chẳng được bao nhưng bù lại không cần đi lại, cũng không tốn sức khoẻ và phù hợp với hoàn cảnh của chị.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân61000 chiếc vàng mã, chị Ngọc Anh sẽ lãi được số tiền 30.000 đồng

“Dán như này họ tính theo cái, mình mua đồ về rồi tự dán. Cứ 1000 cái trừ chi phí bỏ ra cũng lãi được 30.000 đồng. Nếu ngày nào làm chăm, không ốm đau, tôi cũng làm được hơn 1000 cái tích góp dần cho cuộc sống của 2 mẹ con”.

Chị bảo, dù cuộc sống khó khăn thật nhưng chị và con trai vẫn luôn vui khi được những người hàng xóm quan tâm, giúp đỡ. Từ điện chiếu sáng họ cũng cho chị kéo nhờ. Đồ dùng trong nhà không dùng đến, thay vì đem bán, họ lại mang sang cho mẹ con chị.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân7Một ngày làm việc chăm chỉ, chị có thể kiếm về số tiền 30.000 đồng từ công việc dán vàng mã

“Hay như bà cụ bên cạnh cũng vậy. Bữa nào sau khi ăn xong còn đồ gì bà ấy cũng mang sang cho 2 mẹ con. Chỉ cần thế thôi là mẹ con tôi sống đủ qua ngày rồi”, người phụ nữ nở nụ cười hạnh phúc chia sẻ.

Ngày giỗ đầu chồng, chị dồn tiền nhờ người mua cho anh chiếc bàn thờ nhỏ chừng một chiếc bàn học gấp. Thế nhưng đã qua 2 cái giỗ của anh, chị vẫn chưa thể lập cho anh một chỗ tử tế để dõi theo cuộc sống của 2 mẹ con.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân9Chiếc bàn thờ mua đã lâu nhưng chưa thể dựng lên cho người chồng đã qua đời

Chị bảo: “Chân cẳng tôi thế này có lập lên cũng không hương khói được cho anh ấy rồi lại thêm tủi. Tính đến ngày mai (30/8) là đúng tròn 3 năm ngày anh mất mà mọi thứ 2 mẹ con cũng chưa chuẩn bị được gì. Trước đây, mỗi khi đến giỗ anh, bố mẹ chồng thường làm cơm nhưng năm nay chắc mẹ con tôi cũng làm đôi mâm để cúng anh”.

Mong cho con được đi học để có thể tự sinh tồn được

Nói về cậu con trai, chị Ngọc Anh không giấu được sự xúc động. 3 năm nay, cậu con trai vừa là niềm vui, vừa là chỗ dựa cho chị có thêm niềm tin vào cuộc sống. Cậu bé sắp vào lớp 5 với dáng người cao gầy, đôi môi luôn nở nụ cười và rất ngoan ngoãn là cả gia tài quý giá mà người mẹ tật nguyền còn lại.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân10Nụ cười thường trực trên môi cháu Nguyễn Văn Tuấn

Sinh ra vốn đã không được khoẻ mạnh như nhưng đứa trẻ khác. Tuổi thơ của Tuấn là những tháng ngày mẹ bế, mẹ bồng đều đặn gõ cửa các bác sĩ của Bệnh viện Nông Nghiệp.

“Giờ cháu lớn lên sức khoẻ cũng ổn định hơn trước rồi. Nhưng mỗi khi có bệnh đưa cháu đến viện khám, các bác sĩ ở đây đều nhớ cháu. Có bác sĩ còn nói đùa cháu ở viện nhiều hơn ở nhà”, chị Ngọc Anh tâm sự.

Mặc dù sức khoẻ đã khá hơn nhưng trí tuệ cháu Tuấn không được bình thường như những bạn bè cùng trang lứa. Tuy học lớp 5 nhưng cháu chỉ có thể viết, đánh vần được những chữ đơn giản.

Chiếc bàn 3 năm chưa lập và niềm mong ước của người mẹ 1 chân11Chị Ngọc Anh mong có thể kiếm tiền nuôi con ăn học

Theo chị Ngọc Anh, thương cảm cho hoàn cảnh của 2 mẹ con chị nên nhà trường nơi cháu Tuấn đang theo học đã miễn phí toàn bộ mọi khoản đóng góp cho cháu. Trong quá trình học, nhiều thầy cô giáo và bạn bè cũng giúp đỡ, bảo ban cháu tận tình.

“Cá chuối đắm đuối vì con”, điều ước lớn nhất của người mẹ tật nguyền là có được sức khoẻ để có thể tự mình kiếm được những đồng tiền nuôi con ăn học. Với chị, chỉ có học mới giúp Tuấn có thể tự mình sinh tồn được nếu như chẳng may chị có làm sao.

An Bình
Theo Đời sống Plus/GĐVN