Thứ bảy, 18/01/2025 | 14:18
RSS

Cụ bà nổi tiếng với danh xưng 'Giai nhân nức tiếng Hà Thành' đã qua đời ở tuổi 103

Thứ tư, 07/08/2024, 06:51 (GMT+7)

Cụ bà Nguyễn Thị Băng Tâm ở phố Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, người được cư dân mạng gọi là 'giai nhân nức tiếng Hà Thành' đã qua đời lúc 4h30 ngày 5/8, thọ 103 tuổi.

Ngày 8/6, báo Thanh niên thông tin, Cụ Nguyễn Thị Băng Tâm, nổi tiếng trên mạng xã hội với bức ảnh xinh đẹp thời thiếu nữ 17 tuổi, vừa được gia đình thông báo qua đời ở tuổi 103. Cụ bà được nhiều người biết đến với bình luận cho rằng 'giai nhân nức tiếng Hà Thành xưa'.

Cụ bà nổi tiếng với danh xưng 'Giai nhân nức tiếng Hà Thành' đã qua đời ở tuổi 103

Hình ảnh chụp cụ Băng Tâm tháng 3/2021. Ảnh: Gia Khiêm.

Chia sẻ với báo Thanh niên, chị Trần Hồng Hạnh (38 tuổi, ngụ Hà Nội) cho biết: "Bông hoa đẹp nhất của dòng họ Đặng đã rời xa con cháu. Cháu thật may mắn khi được làm cháu của Cụ. Cụ về với mây gió nhẹ nhàng và bình an, Cụ nhé! 103 mùa xuân".

Cách đây hơn 3 năm, cụ Nguyễn Thị Băng Tâm vô tình nổi tiếng khi người cháu gái đăng tải bức ảnh xinh đẹp tuổi 17 lên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm đặc biệt của mọi người vì quá xinh đẹp.

Cụ bà nổi tiếng với danh xưng 'Giai nhân nức tiếng Hà Thành' đã qua đời ở tuổi 103

Nhan sắc của cụ Băng Tâm trong lễ cưới năm tuổi 17 gây sốt mạng xã hội. Ảnh: GĐCC 

Cụ bà nổi tiếng với danh xưng 'Giai nhân nức tiếng Hà Thành' đã qua đời ở tuổi 103

Cụ bà nổi tiếng với danh xưng 'Giai nhân nức tiếng Hà Thành' đã qua đời ở tuổi 103

Cụ Băng Tâm thuở nhỏ. Ảnh: GĐCC 

Ngay sau khi nhận tin, mạng xã hội đã bày tỏ sự tiếc thương, gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình. Không chỉ vậy họ còn ào ạt chia sẻ những hình ảnh thời trẻ của cụ bà, thể hiện sự ngưỡng mộ trước nhan sắc thời trẻ của cụ Băng Tâm cũng như sức khỏe sự minh mẫn của cụ ở tuổi xế chiều.

Theo tìm hiểu của báo Dân Việt, cụ Băng Tâm vốn là người Hà Nội gốc, gia đình cụ Tâm trước kia sống ở khu vực Xuân Phương (nay thuộc quận Nam Từ Liêm), một thời gian thì gom góp tài sản rồi sang Pháp làm việc, sau đó cụ được sinh ra tại Pháp nên thành thạo tiếng Pháp và cả tiếng Việt.

Năm lên 4 tuổi, cụ Tâm theo mẹ về Việt Nam sau đó được bạn của bố mẹ là thương gia buôn bán vải có tiếng Bắc Ninh (nay là Thành phố Bắc Ninh) nhận làm con nuôi. Gia đình bố mẹ nuôi vốn giàu có nhưng hiếm muộn. Khi nhận Tâm về làm con nuôi, họ yêu chiều hết mực.

Lớn lên, Băng Tâm được mệnh danh là "hoa khôi của vùng", làn da trắng, đôi mắt to tròn, bàn tay mềm mại. 

Năm Mậu Dần (1938), khi thiếu nữ Băng Tâm vừa tròn 17 tuổi, được mai mối với người con trai xuất thân trong gia đình giàu có ở Hà Nội, 18-19 tuổi đã lái ô tô đi khắp nơi. Vợ chồng cụ Băng Tâm sinh được 7 người con, một người đã mất. Đến nay, tính riêng con, cháu, chắt, chút, chít cũng hơn 70 người. 

Gia đình nói rằng cụ Tâm chính là một người mẹ, người bà, người cụ đáng kính, là nhân chứng lịch sử của đất nước qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Chồng của cụ mất năm 1968, một mình cụ đã phải làm nhiều việc khác nhau để nuôi 6 người con nên người.

TV (Tổng hợp)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại